Tìm hiểu nước ối là gì?
Nước ối là một chất dịch loãng có màu vàng nhạt bao quanh thai nhi và đây cũng là yếu tố giúp cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ suốt thai kỳ. Không chỉ vậy nước ối giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ nó sẽ tác động giúp em bé phát triển toàn diện theo đúng chuẩn cơ thể người.
Có thể thấy rằng nước ối là một môi trường rất giàu dinh dưỡng và nắm vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Thai nhi sẽ bắt đầu uống nước ối từ tuần thứ 20 của thai kỳ. Bắt đầu từ tuần thứ 24 của thai kỳ trở đi thai nhi sẽ hấp thu từ 300 – 500ml nước ối/ ngày.
Bên cạnh đó nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai nhi tránh khỏi những va chạm, sang chấn, đảm bảo môi trường vô trùng cho em bé trong bọc ối.
Trong những lúc chuyển dạ sinh nước ối vẫn sẽ bảo vệ thai nhi tránh khỏi những ảnh hưởng của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Khi này nước ối sẽ giúp nong cổ tử cung của người mẹ để quá trình mở cổ tử cung được thuận lợi hơn. Cho đến khi vỡ ối hoàn toàn thì đặc trưng tính nhờn của nước ối giúp bôi trơn đường sinh dục của mẹ để dễ dàng sinh em bé ra hơn.
Nhiễm trùng ối là gì?
Nhiễm trùng ối là tình trạng nhiễm khuẩn của màng ối và dịch ối bao quanh bảo vệ thai nhi. Trẻ sơ sinh khi bị nhiễm trùng ối sẽ có nguy cơ tử vong rất cao do nhiễm trùng sơ sinh.
Kể từ ngày được thụ thai thì sau khoảng 12 ngày sẽ dần hình thành nước ối. Trong suốt quá trình mang thai cần theo dõi nước ối của mẹ nếu nhận thấy chuyển sang màu xanh đục và kèm theo mủ, mùi hôi thì khả năng cao người mẹ đã bị nhiễm trùng ối trong tử cung.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng ối trong quá trình mang thai. Có thể bắt nguồn trước hoặc trong quá trình mang thai của người mẹ.
Nhiễm trùng ối trước khi mang thai có thể là do người mẹ có quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến viêm nhiễm, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn E – Coli xâm nhập vào cơ thể.
Suốt quá trình mang thai các vi khuẩn có thêm nhiều điều kiện bám vào sâu bên trong nước ối và tồn tại một thời gian dài. Khi không điều trị dứt điểm vi khuẩn thì sẽ khiến chúng xâm nhập sâu vào màng ối làm cho màng ối bị vỡ ra bất cứ thời gian nào của thai kỳ.
Khi vỡ ối chưa đến thời gian sinh thì sẽ khiến trẻ bị sinh non vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra bệnh nhiễm trùng ối còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu.
Các yếu tố làm tăng gia tăng nguy cơ nhiễm trùng ối trong thai kỳ bao gồm:
- Có tiền sử mắc nhiễm trùng ối trong những lần mang thai trước.
- Trước khi mang thai bị viêm nhiễm âm đạo và chưa được điều trị triệt để.
- Bị vỡ ối non, vỡ ối sớm và chuyển dạ kéo dài
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng ối
Cách đơn giản nhất để phát hiện bản thân có bị bệnh nhiễm trùng ối hay không thì mẹ bầu nên kiểm tra thường xuyên vùng kín của mình nếu thấy vết nước lạ chảy ra từ âm đạo kèm theo màu gì và mùi gì cần phân biệt rõ.
Trong trường hợp nước có màu xanh đục kèm theo mùi hôi và lẫn với mủ thì khả năng cao là bạn đã bị nhiễm trùng, không được phép chủ quan.
Ngoài ra có thể dùng quỳ tím để thử xem đó là nước ối hay nước tiểu. Nhúng trực tiếp quỳ tím vào vết nước đó nếu nhận thấy giấy quỳ chuyển màu xanh sẫm thì đó sẽ là nước ối. Còn khi quỳ tím không chuyển màu thì đó là nước tiểu.
Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên trong suốt quá trình mang thai vì sẽ còn nhiều các triệu chứng nhận biết nhiễm trùng ối như tử cung đau và mềm kèm theo tình trạng cơ thể sốt cao, nhịp tim của mẹ và thai nhi đập nhanh hơn thường ngày, âm đạo mẹ bầu có dịch ướt và mùi hôi rất khó chịu. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ phải theo dõi liên tục, siêu âm khối lượng ối, lấy dịch ối để kiểm tra nếu dịch ối có nồng độ glucose thấp, nồng độ bạch cầu và vi khuẩn cao thì bác sĩ có thể khẳng định mẹ bị nhiễm trùng ối khi mang thai.
Nhiễm trùng ối gây ra các biến chứng gì?
Nhiễm trùng ối là nguyên nhân chính gây vỡ ối non trước 37 tuần của thai kỳ và sinh non. Ngoài ra, nhiễm trùng ối còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Có thể vỡ ối bất cứ khi nào: lớp màng bảo vệ an toàn hàng ngày của thai nhi không còn được đảm bảo và nó có thể vỡ bất cứ khi nào.
- Trẻ sinh ra do nhiễm trùng ối có nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng sơ sinh dẫn đến suy hô hấp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết
- Khả năng nhiễm trùng ối ở lần mang thai sau rất cao
- Mẹ có thể bị viêm tử cung, có thể ảnh hưởng đến lần mang thai sau, trường hợp nặng có thể bị vô sinh.
Các biện pháp điều trị nhiễm trùng ối
Ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu nghi ngờ mắc nhiễm trùng ối thì mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm và điều trị nhanh chóng, kịp thời.
Sau khi sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán và cho kết quả bạn bị nhiễm trùng ối khi mang thai thì cần nghiêm túc thực hiện các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định như đặt thuốc, dùng dung dịch vệ sinh phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về và tự ý sử dụng tại nhà.
Đối với các trường hợp nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu lập tức chấm dứt thai kỳ để không gây nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ.
Việc sử dụng kháng sinh sẽ là phương pháp điều trị nhiễm trùng ối tốt, tuy nhiên kết quả kháng sinh sẽ khá lâu mà cần sử dụng ngay lập tức thì nên lựa chọn những loại kháng sinh theo đúng chỉ định.
Hy vọng những thông tin về tình trạng nhiễm trùng ối ở trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh cũng từ đó biết cách nhận biết sớm để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nếu còn thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.