Bệnh nhiễm trùng máu
Bệnh nhiễm trùng máu là gì?
Bệnh nhiễm trùng máu hay còn được gọi là nhiễm khuẩn máu. Đây là biến chứng phức tạp xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng. Bệnh hình thành do vi khuẩn, virus, nấm giải phóng những hóa chất vào máu để chống lại các phản ứng viêm. Từ đó, tạo ra hàng loạt thay đổi trong cơ thể gây tổn thương các cơ quan như gan, thận và suy giảm sức khỏe nhanh.
Thêm nữa, cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay cũng như cơ quan nội tạng đến đến việc cơ thể bị thiếu dinh dưỡng và oxy. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp rất nghiêm trọng là một hoặc một số cơ quan nội tạng cơ thể khác bị suy chức năng.
Cuối cùng trường hợp xấu nhất của nhiễm khuẩn máu là gây ra chứng hạ huyết áp hay còn gói là sốc nhiễm khuẩn. Việc này khiến suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận, gan và có thể gây tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng máu
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng máu:
- Người bệnh bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn, virus, hoặc nấm gây ra
- Những người bị mắc các bệnh có nguy cơ cao gây ra nhiễm trùng máu: viêm phổi, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường tiểu trên, viêm mô tế bào, u nhọt.
- Dân số lão hóa làm gia tăng nhiễm trùng huyết.
- Tỷ lệ các chủng vi khuẩn, vi rút kháng thuốc tăng khiến việc điều trị bệnh nhiễm trùng máu khó khăn hơn.
- Do hệ miễn dịch suy yếu bởi các bệnh HIV, điều trị ung thư, tác dụng của thuốc cấy ghép.
Những nguy cơ dễ mắc bệnh:
- Bệnh có thể ảnh hưởng ở mọi lứa tuổi cả người lớn và trẻ nhỏ. |Tuy nhiên, người lớn hoặc người có hệ miễn dịch yếu là những đối tượng bị bệnh phổ biến với mức độ nguy hiểm nhiều hơn.
- Những người có bệnh nặng kèm theo.
- Những người có các vết thương hở, chưa lành như bỏng, dao khứa,…
- Những người đang phải sử dụng một số thiết bị xâm lấn như ống thở, bơm truyền tính mạch….
Bệnh nhiễm trùng máu rất nguy hiểm với trẻ nhỏ
Các triệu chứng thường gặp của bệnh
Những người bị mắc bệnh nhiễm trùng máu thường có những triệu chứng như sau:
- Thân nhiệt cơ thể trên 30 độ C hoặc dưới 36 độ C;
- Nhịp tim đập nhanh hơn trên 90 nhịp/phút;
- Nhịp thở nhanh hơn trơn 20 nhịp/ phút;
Triệu chứng của các trường hợp nhiễm trùng máu nặng:
- Có lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh;
- Có tình trạng tâm thần không ổn định;
- Số lượng tiểu cầu trong máu giảm;
- Có những triệu chứng khó thở;
- Bị loạn nhịp tim;
- Có biểu hiện đau vùng bụng;
- Bị sốc nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh nhiễm trùng đường máu:
- Tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng sức khỏe: nhiễm trùng, đông máu, hiện tượng bất thường ở thận, giảm oxy, mất cân bằng điệnu giải có ảnh hưởng đến lượng nước trong cơ thể, nồng độ axit trong máu.
- Tiêp theo là xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm mủ từ vết thương hoặc từ dịch tiết của cơ thể người bệnh như dịch đàm để các định vi khuẩn gây bệnh.
- Ngoài ra các bác sĩ còn có thể làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng bệnh, cơ quan nhiễm khuẩn nằm tìm ra nguồn gốc bệnh bao gồm những xét nghiệm như: chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm, chụp cộng hưởng MRI,…
Những phương pháp điều trị bệnh:
- Ở giai đoạn đầu, bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan quan trọng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị tại nhà và thường là bạn sẽ hồi phục hoàn toàn ngay sau đó.
- Nếu bạn không can thiệp điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu, bệnh có thể phát triển nặng hơn gây hiện tượng sốc nhiễm trùng và có thể gây tử vong. Và trong trường hợp bị sốc nhiễm trùng thì các bác sĩ thường sẽ có bạn dùng một số loại thuốc điều trị nhiễm trùng huyết như: thuốc kháng sinh tiêm qua tĩnh mạch, thuốc vận mạch để tăng huyết áp, insulin giúp ổn định đường huyết, corticosteroid giúp kháng viêm và giảm đau.
- Nếu trong trường hợp bệnh quá trầm trọng bạn cần phải được truyền dịch qua đường tính mạch và dùng máy thở. Đồng thời các bác sĩ sẽ tiến hành lọc máu nếu bạn kèm theo bệnh suy thận cấp bằng việc sử dụng các thiết bị thay thế chức năng thận để loại bỏ những chất thải nguy hại, muối, nước dư từ máu ra khỏi cơ thể.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn còn phải phẫu thuật loại bỏ nguồn gốc gây nên bệnh nhiễm trùng máu như phẫu thuật hutsmur từ áp – xe hoặc loại bỏ mô nhiễm trùng.
Những thói quen sinh hoạt giúp cải thiện bệnh
Khi bị bệnh nhiễm trùng máu bạn cần phải duy trì những thói quen sinh hoạt như sau:
- Hình thành nếp sống, thói quen sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng máu.
- Bạn phải bỏ những thói quen, sở thích có hại cho sức khỏe bằng việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Trên đây, Cao đẳng Y dược TPHCM đã tổng hợp đầy đủ những thông tin liên quan đến bệnh nhiễm trùng máu cho các bạn tham khảo. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm kiếm thức về một căn bệnh nguy hiểm cần phải phòng tránh.