Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy hiểm không? Sử dụng phương pháp nào trong điều trị bệnh?

Cập nhật: 20/05/2021 18:12 | Trần Thị Mai

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh hô hấp thường gặp ở người cao tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây ra  bệnh? Phổi tắc nghẽn mạn tính có gây ra nguy hiểm gì không? Cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính có nguy hiểm không? Sử dụng phương pháp nào trong điều trị bệnh?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý xảy ra ở phổi được gây ra từ luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích như từ khói thuốc lá. Đôi khi bệnh cũng xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc nhưng có tiền sử mắc bệnh hen, di chứng lao phổi, giãn phế quản…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm 2 tình trạng:

  • Viêm phế quản tắc nghẽn: đây là tình trạng bị viêm và sưng mạn tính khiến cho vị trí bên trong đường thở bị thu hẹp lại. Lúc này các ống dẫn khí bị hẹp và cản trở không khí đi ra ngoài khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó thở.
  • Khí phế thũng: tình trạng này có liên quan đến việc vách của phế nang bị tổn thương và không thể co giãn, đàn hồi được nên phế nang không thể tống hết khí bên trong phổi ra người một cách dễ dàng nhất. Chính điều này cũng gây ra thu hẹp đường thở.

Có những trường hợp người bệnh sẽ mắc cùng lúc cả hai tình trạng trên, tuy nhiên sẽ khác nhau về mức độ nghiêm trong của từng người.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể tiến triển và nghiêm trọng theo từng thời gian nhưng nếu phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh hoàn toàn đảm bảo được chất lượng cuộc sống đồng thời hạn chế nguy cơ mắc bệnh khác liên quan.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

  • Di truyền.
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi nghề nghiệp, chất đốt sinh khói…
  • Độ tuổi: Bệnh thường có xu hướng xảy ra ở những người lớn tuổi hoặc trung niên.
  • Người hay bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để có lời giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ban đầu khi mới mắc bệnh sẽ rất khó để phát hiện ra các triệu chứng nhận biết. Theo thời gian bệnh sẽ phát triển, nhất là khi người bệnh vẫn tiếp tục hút thuốc hay hít phải khói thuốc thì các triệu chứng sẽ tệ hơn.

Một số các dấu hiệu nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:

  • Khó thở và càng khó thở hơn khi hoạt động thể chất.
  • Khi thở hít sâu gặp khó khăn.
  • Ho nhiều và có xuất hiện đờm màu trắng đục, vàng hoặc xanh.
  • Rất dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng.
  • Mắt cá chân, bàn chân, cẳng chân có dấu hiệu sưng, phù.

Khi mắc những dấu hiệu ở trên, người bệnh thường chủ quan và không có ý định đi thăm khám và điều trị sớm. Nếu nhận thấy cơ thể có các triệu chứng nghiêm trọng thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời, cụ thể như:

  • Khó thở nghiêm trọng.
  • Móng tay, chân, môi người bệnh chuyển sang màu xanh, xám… điều này cho thấy nồng độ oxy trong máu thấp.
  • Người bệnh rơi vào trạng thái lơ mơ.
  • Nhịp tim đập nhanh.

Danh mục về triệu chứng nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chưa được liệt kê đầy đủ. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa hoặc tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám trực tiếp.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thế dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Mắc các bệnh lý về tim: nếu người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn nặng sẽ khiến cho nhịp tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim và lâu dần dẫn đến suy tim.
  • Bệnh cao huyết áp: do bệnh gây ra áp suất cao trong các mạch đưa máu đến phổi của người bệnh gây tăng áp phổi, tăng huyết áp.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: người bệnh sẽ dễ bị cảm lạnh thường xuyên, cúm, viêm phổi nặng mà không thể điều trị khỏi.
  • Biến chứng thần kinh: Người bệnh dễ gặp tình trạng đau đầu, mất ngủ, chóng mặt... do thiếu oxy và tăng C02 trong máu. Nghiêm trọng hơn trong trường hợp lượng C02 tăng quá cao khiến cho bệnh nhân bị hôn mê, giảm khả năng làm việc trí óc.

Ngoài ra còn có một số các biến chứng trào ngược dạ dày thực quản, loãng xương, tăng nồng độ men chuyển angiotensin trong máu…

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh
Sử dụng phương pháp nào trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Để có được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh thì trước tiên người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn. Một số các phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được sử dụng phổ biến hiện nay như:

Sử dụng thuốc trong điều trị

Dùng loại thuốc nào trong điều trị bệnh thì cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, những thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh như:

  • Thuốc giãn phế quản: nhóm thuốc này sẽ được dùng dưới dạng hít và có tác dụng làm giãn cơ xung quanh đường thở để giảm bớt khó thở và ho.
  • Thuốc Steroid dạng hít thường được dùng bao gồm fluticasone và budesonide nhằm giảm viêm đường thở và ngăn ngừa đợt cấp phát triển. Theo ghi nhận thì nhóm thuốc này xảy ra rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng.
  • Thuốc hít dạng kết hợp: Một số sản phẩm thuốc phối hợp các hoạt chất vừa có tác dụng giãn phế quản vừa kháng viêm nhờ có steroid.
  • Thuốc steroid đường uống: để tình trạng bệnh diễn biến không quá nghiêm trọng thì  cần sử dụng corticosteroid đường uống trong các đợt điều trị ngắn khoảng 5 ngày.
  • Thuốc kháng sinh: có tác dụng để tiêu diệt vi khuẩn nếu bệnh dẫn đến nhiễm trùng được hô hấp nghiêm trọng.

Liệu pháp hỗ trợ chức năng phổi

Hiện nay có một vài liệu pháp bổ sung có thể được lựa chọn cho những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi ở mức độ trung bình hoặc nặng như:

  • Liệu pháp oxy.
  • Chương trình phục hồi chức năng phổi.

Phương pháp phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nặng và không thể sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc thì sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật giảm thể tích phổi: thực hiện cắt bỏ các phần nhỏ của mô phổi đã bị tổn thương. Mục đích của phương pháp phẫu thuật này là tạo không gian trong khoang ngực để mô phổi khỏe mạnh, mở rộng, giúp cơ hoành hoạt động hiệu quả hơn.
  • Phẫu thuật nội soi giảm thể dịch phổi: dùng đặt một van nhỏ, một chiều đặt vào trong phổi, đồng thời làm cho thùy bị tổn thương nhiều nhất co, teo lại. Chính vì vậy sẽ giúp phổi khỏe mạnh thêm không gian mở rộng và hoạt động.
  • Cấy ghép phổi: đây là một cuộc phẫu thuật lớn với nhiều rủi ro, sau khi cấy ghép vẫn cần dùng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời. Mặc dù vậy khi cấy ghép thành công sẽ cải thiện được khả năng thở và hoạt động thể chất.
  • Cắt bóng khí: trong trường hợp thành phế nang bị tổn thương, hư hại sẽ dẫn đến hình thành nên những bóng khí lớn bên trong phổi. Nếu bóng khí lớn dần gây ra các khó khăn về hô hấp. Như vậy bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ các bóng khí này đi để cải thiện khả năng lưu thông không khí qua phổi.

Để chung sống cùng căn bệnh này, ngoài việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì cần thực hiện các biện pháp để thay đổi lối sống của mình.

  • Hạn chế các chất kích thích phổi có thể góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, bụi...
  • Bỏ thuốc lá vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý này.
  • Thường xuyên tập thể dục với các bài tập phù hợp để giúp tăng cường cơ bắp, thở dễ dàng hơn, tăng cường khả năng miễn dịch. Nên tham khảo bác sĩ chuyên khoa về bài tập an toàn với thể trạng sức khỏe.
  • Tái khám trước khi sử dụng hết số thuốc trước đó và mang theo danh sách tất cả các loại thuốc bạn đang dùng khi đi tái khám.

Qua thông tin bài viết ở trên chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Từ đó sẽ có cách phòng tránh bệnh ghẻ nước hiệu quả hơn. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.