Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh viêm phế quản mãn tính có những triệu chứng nào?

Cập nhật: 23/11/2018 23:18 | Thu Hương

Bệnh viêm phế quản mãn tính là một trong những bệnh phổ biến trong đời sống. Nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Vì vậy, bạn nên tìm hiểu các thông tin về bệnh để phòng tránh và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh viêm phế quản mãn tính có những triệu chứng nào?

Người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh gì?

Phế quản là đường hô hấp mang không khí đến phổi. Viêm phế quản là tình trạng viêm của phế quản. Những người bị mắc bệnh viêm phế quản thường bị ho dai dẳng kèm theo có đàm đặc. Viêm phế quản có 2 loại là cấp tính và mãn tính. Trong đó, viêm phế quản mãn tính là một loại của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh khiến người bệnh có nhiều đàm ở cổ, thường xuyên bị ho và khó thở.

Bệnh thường xuyên  xuất ở trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi và cũng xảy ra ở người lớn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh này sẽ không gây nguy hiểm nếu người bệnh được chữa trị kịp thời theo đúng chỉ định và lời khuyên của bác  sĩ. Bệnh có thể bị nhầm với bệnh hen suyễn vì vậy cần phải chú ý nếu không sẽ làm cho tình trạng trở nên phức tạp và khó chữa hơn rất nhiều.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản mãn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể ảnh hưởng ở tất cả mọi lứa tuổi của những người mắc bệnh này thường xuyên hút thuốc hoặc hít phải khói bụi bẩn, khí độc. Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người lớn là do một số loại vi rút gây nên, thông thường là do vi rút RSV. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ làm hẹp tiểu phế quản trong phổi, bệnh thường diễn ra vào mùa đông. Dưới đây là những nguy cơ dễ gây bệnh:

  • Những người hay hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất trong tất cả các trường hợp.
  • Những người có sức đề kháng thấp dễ bị cảm lạnh, hoặc những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Người già, trẻ em có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn.
  • Những người thường xuyên tiếp xúc các chất độc, khí độc, bụi bặm trong khi làm việc cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh này. Đặc biệt là làm việc trong những nhà máy như ngũ cốc, dệt vải, hóa chất.
  • Những người bị mắc bệnh trào ngược dạ dày cũng được liệt kê vào danh sách những người có nguy cơ cao dẫn đến việc bị viêm phế quản mãn tính.
  • Do một số yếu tố nội sinh ở những người bị rối loạn tiêu hóa, đường ruotj kém, thường xuyên lo lắng và stress.
  • Có những tác nhân khác xâm nhập vào đường hô hấp như phấn hoa, lông thú, dị ứng với thức ăn hoặc một số loại thuốc.

viêm phế quản

Điều trị viên phế quản để cân bằng cuộc sống

Những triệu chứng thường gặp của bệnh

Những triệu chứng nhận biết bệnh viêm phế quản mãn tính được thống kê và khảo sát từ nhiều người bệnh như  sau:

  • Thường hay bị ho dai dẳng, kéo dài;
  • Khi ho thường có tiết ra đàm màu trắng đục, vàng nâu hoặc xanh;
  • Cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, khó thở;
  • Có thể bị sốt nhẹ và thường cảm thấy bị ớn lạnh;
  • Cảm thấy khó chịu ở ngực.
  • Có hiện tượng bị nghẹt mũi trong thời gian từ 2-3 ngày.
  • Có tình trạng ho nặng hơn nhiều và dẫn đến ho gà và có thể còn có tiếng rít.

Phương pháp điều trị thường sử dụng

Những kỹ thuật y tế được sử dụng để chẩn đoán bệnh:

  • Bác sĩ sử dụng ống nge để nghe phổi khi bạn thở.
  • Sử dụng máy chụp X-quang để xác định xem bạn có bị viêm phổi hay do tình trạng khác gây ra việc ho;
  • Xét nghiệm đàm giúp xác định xem bạn có bị bệnh ho gà hoặc các bệnh khác có thể điều trị bằng kháng sinh và cùng với đó là kiểm tra tìm các triệu chứng của bệnh.
  • Thực hiện kiểm tra chức năng phổi để xác định xẹm bạn có các dấu hiệ của bệnh hen suyễn hoặc bệnh khí phế thũng.

Những phương pháp giúp điều trị cho người bệnh viêm phế quản mãn tính bao gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc sẽ làm bạn mở rộng đường lưu thông không khí đến phổi, giúp bạn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng máy hô hấp để đưa thuốc vào cơ thể.
  • Trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc theophylline giúp bạn xoa dịu các lớp cơ ở đường thở, giúp bạn dễ thở hơn.
  • Nếu việc điều trị bằng 2 loại thuốc trên không hiệu quả thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sang dùng các loại thuốc kháng viêm dạng hít hoặc viên nén.
  • Ngoài điều trị bằng thuốc bạn còn được điều trị bằng chương trình phục hồi chức năng phổi bao gồm: tập thể dục, dinh dưỡng và các bà tập thở, hô hấp.

Chế độ sinh hoạt dành cho người viêm phế quản mãn tính

  • Đi ngoài đường hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều độc tố, bụi bặm phải mang theo khẩu trang.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm giúp làm giảm tình trạng ho, làm lỏng dịch đàm trong đường hô hấp. Sau khi sử dung máy xong bạn phải làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất để các vi khuẩn có hại và nấm không phát triển trong máy.
  • Có chế độ ăn hợp lý, nên ăn nhiều các loại rau, củ, trái cây sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn, cung cấp đầy đủ vitamin, chất khoáng, chất xơ. Và bạn không nên ăn những đồ ăn dầu mỡ, chiên rán, những thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa,…

Trên đây là những  thông tin hữu ích về bệnh viêm phế quản mãn tính do Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp và cung cấp cho các bạn tham khảo. Nếu bạn cảm thấy mình có một trong những triệu chứng bệnh như trên thì nên đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh ngay và có phương hướng điều trị kịp thời. Hãy theo dõi website thường xuyên để cập nhật thêm các thông tin bổ ích khác. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.