Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh gout: Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Cập nhật: 14/12/2020 09:50 | Trần Thị Mai

Bệnh Gout chính là một dạng viêm khớp phổ biến gây cảm giác đau dữ dội, có thể gây sưng, cứng khớp. Bệnh sẽ có các diễn biến nhanh chóng và gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Vậy bệnh gout có dấu hiệu nào để nhận biết sớm? Phương pháp để điều trị sớm bệnh là gì?  

Bệnh gout: Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

Bệnh Gout là gì? Các nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong – một dạng của viêm khớp, tình trạng xảy ra khi có nhiều acid uric trong máu và tạo thành các tinh thể sắc nhon lắng đọng ở vị trí các khớp xương dẫn đến đau dữ dội tại các khớp trên cơ thể như bàn tay, cổ tay, ngón chân, mắt cá chân, khuỷu tay…

Khi gặp các điều kiện thuận lợi bệnh sẽ phát triển  nhanh chóng gây ra  đau đớn và có khả năng tái phát cao. Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout như:

  • Tỷ lệ người mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới và độ tuổi từ 30 tuổi trở đi sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Cùng với đó xã hội hiện đại ngày nay chế độ dinh dưỡng hàng ngày và sinh hoạt không phù hợp dẫn đến sự gia tăng mắc bệnh gout xảy ra ngày càng nhiều hơn và độ tuổi mắc bệnh cũng trẻ hơn.
  • Mặc dù vậy bệnh vẫn có thể điều trị và hạn chế tái phát nếu phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
  • Tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh gout nên bạn sẽ có khả năng cao mắc bệnh.
  • Lối sống không lành mạnh thường xuyên uống nhiều rượu, bia khiến cho quá trình đào thải axit uric. Bên cạnh đó thì chế độ ăn nhiều purine cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.
  • Quá trình sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate… trong điều trị quá lạm dụng hoặc sai cách sẽ vô tình làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
  • Người có trọng lượng cơ thể lớn, thừa cân, béo phì. 
  • Mới trải qua cuộc phẫu thuật gần đây hoặc có các chấn thương.
  • Có tiền sử mắc các vấn đề về sức khỏe như suy thận hoặc các vấn đề về thận khác làm ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ độc tố ra bên ngoài cơ thể và dẫn đến tăng nồng độ axit uric.
  • Huyết áp cao, bệnh tiểu đường… cũng là những bệnh lý trở thành yếu tố dẫn đến bệnh gout.

Ngoài ra sẽ còn rất nhiều các nguyên nhân, yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gout khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc thì hãy hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng của bệnh gout

Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh và tình trạng sức khỏe mà dấu hiệu nhận biết của mỗi người sẽ không giống nhau. Mỗi giai đoạn cũng sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như:

Giai đoạn cấp tính

Khớp đau dữ dội: thường vào ban đêm mức độ đau sẽ càng dữ dội hơn hoặc về thời gian gần sáng khớp chân  cái, khớp gối, mắt cá chân… sẽ bị nóng, đỏ, đau và sưng hơn.

Thời gian diễn ra cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến 2 – 7 ngày và sẽ được giảm dần. Vùng da xung quanh khớp sẽ bị ngứa hoặc bong tróc.

Xuất hiện hạt tophi: đây là u cục xuất hiện ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc mắt cá chân trong khoảng thời gian ngắn từ 3 – 5 ngày và sau đó có thể tiêu biến.

Ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng khác của bệnh gout như rối loạn tiêu hóa, sốt, cơ thể mệt mỏi, tần suất đi tiểu giảm rõ rệt…

Giai đoạn bệnh gout mãn tính

Các cơn đau sẽ  kéo dài dai dẳng: ban đầu bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau giống như ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên cảm giác khó chịu này sẽ gây đau kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Cơn đau sẽ ngày càng nặng và lâu hơn.

Cử động khớp, di chuyển, sinh hoạt, quá trình vận động của người bệnh khó khăn hơn rất nhiều.

Xuất hiện các hạt tophi dưới da rõ ràng hơn ở các khớp bị viêm với biểu hiện sưng to, đỏ, làm mất thẩm mỹ, biến dạng khớp.

Ngay khi nhận thấy có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Gout thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được điều trị sớm.

benh-gout
Dấu hiệu nhận biết bệnh Gout

Các biến chứng của bệnh gút là gì?

Bệnh gout nếu không được điều trị sớm và kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Một số các biến chứng của bệnh gout có thể diễn ra như:

Khiến hỏng khớp và tàn phế: Bệnh nếu không được can thiệp với các biện pháp thích hợp thì có thể gây ra ảnh hưởng hỏng khớp, gây mất khả năng vận động của khớp tay, chân.

Gây ra các bệnh về thận: mặc dù không gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến xương khớp, tình trạng này có thể dẫn đến các tổn thương về thận như: sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận…

Làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ, tai biến: Khi các tinh thể lắng đọng hình thành nên những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, kéo theo tình trạng tổn thương van tim, giảm lưu thông máu… Đó cũng chính là lý do mà những người mắc bệnh gout sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với bình thường.

Bệnh gout có các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn dẫn tới điều trị sai cách và không mang lại hiệu quả sau quá trình điều trị làm cho bệnh nặng hơn, dị ứng với thuốc kháng sinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Các biện pháp điều trị bệnh Gout

Nguyên tắc điều trị gout

  • Trong trường hợp mắc gout cấp tính thì cần chú ý đến điều trị viêm khớp.
  • Đối với việc dự phòng tái phát cơn gout, lắng đọng urat trong các mô và hạn chế các biến chứng từ việc điều trị hội chứng tăng acid uric máu với mục tiêu kiểm soát acid uric dưới 360mmol/l và gout chưa xuất hiện các nốt tophi.

Phương pháp điều trị phổ biến

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

  • Hạn chế đến mức tối đa các chất có nhiều purin như tạng động vật, tôm, cua, thịt... ăn thịt không quá 150g/ ngày. Có thể ăn trứng, cá, các loại hoa quả tươi.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, từ 2 - 2,5l/ ngày.
  • Không sử dụng các loại thuốc tây có tác  dụng phụ làm tăng acid máu, hạn chế các yếu tố làm khởi phát cơn gout như căng thẳng, chấn thương...

Điều trị nội khoa

Việc dùng các loại thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ cũng là một phương pháp được dùng nhiều trong điều trị bệnh gout, cụ thể:

  • Thuốc kháng viêm: Với tác dụng giảm viêm trong giai đoạn người bệnh mắc gout cấp tính.
  • Thuốc giảm acid uric máu: Ngăn ngừa tái phát cơn gout cấp trong giai đoạn mãn tính.

Điều trị ngoại khoa

Nếu người bệnh nằm trong các trường hợp dưới đây sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi như:

  • Bệnh Gout kèm biến chứng loét
  • Bội nhiễm nốt tophi
  • Kích thước của nốt tophi lớn và gây ra các ảnh hưởng đến việc vận động sinh hoạt hàng ngày hoặc làm mất thẩm mỹ.

Bên cạnh việc phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi thì cần dùng kết hợp thuốc nhóm colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp và kết hợp thuốc hạ acid uric máu.

Bệnh gout là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu về bệnh gout và những cách điều trị bệnh gout sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh một cách hiệu quả. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều giải đáp chi tiết hơn vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.