Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ em bị viêm đường hô hấp trên

Cập nhật: 04/03/2022 08:38 | Trần Thị Mai

Viêm đường hô hấp trên là gì? Bệnh có gây nguy hiểm không? Cách chăm sóc khi trẻ em bị viêm đường hô hấp trên như thế nào?... Những thông tin về bệnh viêm đường hô hấp trên sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!  

Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ em bị viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Các bộ phận này sẽ có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi… chúng thường phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạn viêm nhiễm.

Thường thì các bệnh ký về đường hô hấp sẽ thường gặp nhiều ở  trẻ nhỏ, một trong những bệnh thường gặp hàng năm và tái phát nhiều lần là viêm đường hô hấp trên. Bệnh có thể tự khỏi nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh đường viêm hô hấp

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm đường hô hấp trên là do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên. Những trẻ em dưới 5 tuổi vì sức đề kháng còn non nớt nên sẽ dễ mắc nhiễm virus (virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus cúm, sởi, và một số loại nấm...).

Hoặc có thể do một số vi khuẩn khác gây ra viêm đường hô hấp trên như: Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib), phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella...

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác gây ra viêm đường hô hấp trên ở trẻ như: do bị dị ứng thời tiết, các tác nhân trong không khí như bụi hoặc trẻ tiếp xúc với hóa chất…

Bên cạnh đó còn các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên:

  • Thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.
  • Không rửa  tay sau khi vừa tiếp xúc với người mắc bệnh.
  • Tiếp xúc với trẻ em ở trường học, hoặc một nhóm người ở nơi làm việc, du lịch…
  • Người nghiện thuốc lá hoặc thường xuyên phải hút thuốc lá thụ động: Vì khói thuốc sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc và sẽ nhanh chóng làm hỏng lớp nhung mao ở đường hô hấp trên.
  • Trường hợp bệnh nhân có tiền sử suy yếu hệ miễn dịch như bệnh nhân có HIV, sử dụng corticoid dài ngày....
  • Những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu, sinh lý đường hô hấp như chấn thương vùng mặt, chấn thương đường hô hấp trên, polyp mũi…

Sẽ còn nhiều nguyên nhân khác gây ra viêm đường hô hấp trên, nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng nhận biết viêm đường hô hấp trên

Các tác nhân gây bệnh khác nhau sẽ có khoảng thời gian ủ và diễn ra bệnh khác nhau như virus cúm hoặc á cúm sẽ cần khoảng 1 – 4 ngày để phát bệnh, RSV cần thời gian khoảng 7 ngày để phát bệnh và với vi khuẩn bạch cầu sẽ cần 1 – 10 ngày để bệnh diễn biến.

Có thể nhận thấy các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm đường hô hấp như:

  • Trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh: sốt nhẹ là một trong những triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh viêm đường hô hấp trên. Kèm theo đó là triệu chứng ho, chảy nước mũi, bỏ bú và thường xuyên quấy khóc.
  • Trường hợp trẻ lớn hơn mắc bệnh: cơ thể mệt mỏi kèm theo chảy nước mũi, chán ăn, đau họng...
  • Trường hợp người lớn mắc bệnh: Hắt xì hơi liên tục, tiếng bị khàn do dây thanh âm bị phù nề hoặc viêm nhiễm.

Để không gây ra biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường hô hấp trên thì ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Các bệnh viêm đường hô hấp trên lây truyền qua đường hô hấp, hoặc qua đường tiếp xúc với đồ dùng cá nhân trong gia đình/trường học.

Các biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên

Mặc dù bệnh viêm đường hô hấp trên hoàn toàn có thể tự khỏi và khả  năng tự chữa dứt điểm là hoàn toàn thực hiện được. Tuy nhiên thì người bệnh thường chủ quan và sẽ tự điều trị tại nhà mà không tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nên nguy cơ cao mắc các biến chứng về viêm đường hô hấp trên.

Một số các biến chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên có thể xảy ra như:

– Viêm mũi: Đây là tình trạng khi các mô hô hấp ở mũi xuất hiện niêm dịch và gây cản trở vi khuẩn và dị nguyên trong không khí. Khi mới bắt đầu thì mũi sẽ tiết ra dịch nhầy nhưng sau một thời gian vài ngày thì mũi sẽ đặc nên gây ngạt mũi, khó thở và nghiêm trọng hơn có thể gây ngừng thở khi ngủ. Các triệu chứng nhận biết khi bị viêm mũi đó là: cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút nhanh chóng, có các rối loạn về giấc ngủ, trí nhớ bị suy giảm.

– Viêm xoang: các nguyên nhân như người bệnh sức đề kháng kém, viêm nhiễm vùng niêm mạc xoang gây ra tình trạng phần mũi bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến viêm xoang. Viêm xoang sẽ gây ra triệu chứng sốt cao, thị lực bị suy giảm, đau đầu thường xuyên, gây ra viêm não, tắc mạch xoang hang...

– Viêm họng: nếu chỉ đơn giản là mắc viêm họng thì nó sẽ không gây nguy hiểm và có thể điều trị được dứt điểm. Nhưng mọi người thường chủ quan không điều trị khi mới mắc bệnh nên sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn như áp xe họng, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm hạch bạch huyết...

viem-duong-ho-hap-tren
Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ khi viêm đường hô hấp trên

Chăm sóc trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp trên

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên thì đầu tiên nên đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được chỉ định điều trị theo đúng tình trạng bệnh. Nếu trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp của trẻ ở mức độ nhẹ thì có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà bằng cách:

  • Xây dựng chế độ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Đối với các trẻ còn bú sữa thì cần thường xuyên cho trẻ bú, tuy nhiên không nên ép trẻ ăn. Thấy trẻ bị nghẹt mũi thì dùng làm sạch mũi bằng nước muối NaCl 0.9%.
  • Bổ sung nước: Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ giúp bé nhanh chóng khỏe lại.
  • Giữ ấm cho cơ thể trẻ đặc biệt là vào mùa đông, vệ sinh thân thể không nên để trẻ trong môi trường ẩm thấp quá lâu vì sẽ gây ảnh hưởng đến đường hô hấp của trẻ.
  • Trường hợp trẻ bị sốt thì nên dùng khăn mềm lau mát các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm. Nếu trẻ sốt trên 38 độ nên sử dụng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp với trong lương cơ thể trẻ.
  • Ngoài ra, nếu trẻ ho nhiều, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.

Những cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên

Việc lựa chọn điều trị bệnh nhiễm trùng viêm đường hô hấp trên sẽ giúp giảm bớt được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Một số các cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm nhanh được những triệu chứng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn, có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamine: một số thuốc thường dùng gồm chlorpheniramine, diphenhydramine, brompheniramine. 
  • Thuốc trị nghẹt mũi bao gồm: phenylephrine, pseudoephedrine, oxymetazoline. 
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt như: là paracetamol, ibuprofen

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ các thông tin bệnh viêm đường hô hấp trên, nếu bạn đọc có bất cứ thắc  mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chi tiết. Hy vọng bạn đọc thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác về sức khỏe.