Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh bại não ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật: 02/03/2022 08:29 | Trần Thị Mai

Bại não là bệnh lý có thể gây ra nhiều các tổn thương và sẽ để lại di chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Để có các thông tin rõ hơn về bệnh như nguyên nhân, biểu hiện nhận biết, phương pháp điều trị… bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.  

Bệnh bại não ở trẻ em: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây ra bại não

Bại não là tình trạng bệnh lý gây ra các tổn thương não bộ không tiến triển theo thời gian gây ra các ảnh hưởng đến sự phát triển chức năng vận động, giác quan của trẻ và ngôn ngữ.

Bệnh có thể gặp phải trước khi sinh, trong và sau khi sinh.

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bại não ở trẻ và chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính như:

Nguyên nhân trước sinh

Phụ nữ trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng thai kỳ: các virus hoặc cơ thể người mẹ khi mang thai bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì có thể gây ra các tổn thương não của thai nhi và nguy cơ cao sẽ gây bại não sau này. Ngoài ra các nhiễm trùng như nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu cũng khiến mẹ bầu sinh non và đó chính là một trong những yếu tố gây ra bại não.

Bào thai bị thiếu oxy não: Khi mắc tình trạng suy nhau thai hoặc trường hợp bị bóc tách khỏi tử cung trước khi sinh, chảy máu do rau tiền đạo… sẽ làm giảm đi lượng oxy cung cấp cho thai nhi và dẫn đến tổn thương não thai nhi.

Mẹ bầu bị bệnh tuyến giáp, tiểu đường thai kỳ, nhiễm độc thai nghén, tiền sản giật, di truyền, dùng thuốc không đúng cách, tiếp xúc các hóa chất độc hại khi mang thai… sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc hệ thần kinh của thai nhi và làm tăng cao nguy cơ trẻ bị bại não.

Nguyên nhân trong khi sinh

Trẻ sinh non: các trường hợp trẻ sinh non trước 32 tuần và nhất là trước 28 tuần thai sẽ có nguy cơ bại não rất cao.

Cân nặng  không đủ tiêu chuẩn: Một nghiên cứu cho thấy những trẻ sinh non có cân nặng lúc sinh dưới 1.500 gram có nguy cơ bại não cao gấp 30 lần so với trẻ sinh đủ tháng.

Thai nhi bị ngạt trong quá trình mẹ chuyển dạ sinh: tỉ lệ trẻ ngạt chiếm khoảng 10% trong tổng số các bệnh nhân bại não. Khi sinh ra trẻ thường không khóc ngay và toàn thân tím tái,cần phải cấp cứu ngay tức khắc.

Sang chấn sản khoa: đối với những trường hợp khó sinh thì cần dùng đến các biện pháp hỗ trợ như can thiệp forceps, dùng giác hút… 

Nguyên nhân sau khi sinh

Bị xuất huyết não: trẻ sơ sinh bị xuất huyết do trẻ thiếu Vitamin K và không được điều trị tốt gây ra bại não. Bên cạnh đó các bệnh lý về rối loạn đông máu cũng làm gia tăng nguy cơ xuất hiện bại não.

Vàng da chân: Khi nồng độ billirubin trong máu lên cao, gan không có khả năng chuyển hóa và đào thải do chức năng gan chưa trưởng thành ở trẻ sơ sinh sẽ gây lên vàng da bệnh lý. Nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời, trẻ có thể xuất hiện bỏ bú, tím tái và duỗi cứng chi (dấu hiệu tổn thương não).

Hạ đường huyết sau sinh: trường hợp này hiện nay gặp khá phổ biến khi bị hạ đường huyết trẻ bị hôn mê, suy hô hấp… dẫn đến tổn thương não và bại não.

bai-nao-o-tre-em
Xuất huyết não ở sơ sinh là một nguyên nhân sau sinh dẫn đến bại não

>> Tìm hiểu thêm

Các dấu hiệu nhận biết bệnh bại não

Để phát hiện sớm bệnh bại não thì cần lưu ý các triệu chứng nhận biết dưới đây:

  • Trẻ khi mới sinh ra sẽ không khóc được ngay hoặc có các triệu chứng tím tái, khóc yếu.
  • Gặp vấn đề khó khăn trong việc bú hoặc sặc sữa.
  • Khi mới sinh ra trẻ mềm nhũn và không thể vận động.
  • Kỹ năng giao tiếp chậm và không thể nhận ra mẹ, những người thân xung quanh.
  • Có các triệu chứng co giật bất tỉnh và sùi bọt mép.
  • Lâu biết lẫy hoặc ngồi, bò.
  • Khó dùng tay để thực hiện các động tác cầm, nắm, hoạt động.
  • Tăng tiết dịch mũi họng, chảy dãi thường xuyên.
  • Ngoài ra có các biểu hiện khác như lác mặt, mất khả năng nghe nhìn, thính lực bị ảnh hưởng, méo miệng.

Tuy thông tin ở trên chưa phải danh mục đầy đủ về dấu hiệu nhận biết bệnh bại não nhưng nếu người bệnh thắc mắc thì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.

Ngay khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường của cơ thể thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị có hiệu quả hơn.

Phương pháp điều trị bệnh bại não

Các phương pháp điều trị bệnh sẽ được bác sĩ căn cứ vào mức độ mắc bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trên thực tế hiện nay có một số phương pháp thường được dùng trong điều trị bệnh bại não như:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giúp cải thiện nhanh chóng các cử động co cứng, co giật, giảm đau và các tình trạng khác. Sử dụng những loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị bằng thuốc đạt hiệu quả cao hơn:

  • Baclofen hoặc thuốc giãn cơ khác
  • Chất làm mềm/ thuốc nhuận tràng
  • Thuốc chống co giật
  • Thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc kháng axit
  • Hỗ trợ giấc ngủ
  • Diazepam

Phẫu thuật

Khi trẻ từ  2 – 6 tuổi có tình trạng co rút nặng, cần được phẫu thuật chỉnh hình làm dài cơ sẽ được áp dụng phương pháp này. Phẫu thuật giúp giải phóng gân cơ, chữa trật khớp hông và vẹo cột sống.

Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Đây là một phương pháp hồi phục tốt và có hiệu quả nhất với hầu khắp các thể bại não. Tuy nhiên ở Việt Nam thường chỉ tập trung vào phục hồi chức nặng vận động nhưng trong đó trẻ em đều phải được phát triển toàn diện cả về vận động, hành vi, kỹ năng cá nhân – xã hội, ngôn ngữ, tâm lý…

Phòng tránh bại não

Bại não là căn bệnh khó có thể ngăn chặn. Do đó các bậc phụ huynh có thể chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu tới mức tối đa các biến chứng khi mang thai:

  • Thường xuyên khám thai và theo dõi thai kỳ trong suốt quá trình mang thai.
  • Mẹ bầu nên tham vấn bác sĩ về cách phòng tránh các vấn đề phát sinh khi mẹ có nguy cơ sinh non.
  • Bố mẹ cần phải đảm bảo tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ để phòng tránh các bệnh nhiễm trùng mà chính chúng là thủ phạm gây nên viêm màng não và viêm não, bao gồm Haemophilus influenzae chủng B (vắc xin HiB) và vắc xin phế cầu khuẩn.
  • Tránh xa các tác nhân để nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Đề phòng hạn chế các tai nạn giao thông, ngạt nước
  • Thực hiện tiêm đủ các mũi vắcxin phòng bệnh về não
  • Trẻ em sau sinh có dấu hiệu vàng da cần đi khám ngay lập tức.
  • Thận trọng trong việc chăm sóc trẻ để tránh các tai nạn gây chấn thương sọ não.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh bại não. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn đọc nhiều kiến thức y khoa. Hãy thường xuyên cập nhật các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục này để từ đó bảo vệ tốt hơn tình trạng sức khỏe của bạn và những người thân.