Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Dressler?

Cập nhật: 12/10/2021 06:15 | Trần Thị Mai

Hội chứng Dressler là gì? Nguyên nhân nào gây ra Hội chứng Dressler này? Các dấu hiệu nhận biết là gì? Có cách nào để điều trị bệnh hiệu quả?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về Hội chứng Dressler.  

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Dressler?

Hội chứng Dressler có các tên gọi khác là sau nhồi máu cơ tim, hội chứng sau phẫu thuật màng ngoài tim và hội chứng sau tổn thương tim. Đây là tình trạng viêm màng ngoài tim thứ phát sau khi bị tổn thương tim nặng nề như sau cuộc phẫu thuật, thứ phát nhồi máu cơ tim hoặc chấn thương tim. Hội chứng này cùng với một số các tổn thương màng ngoài tim khác sẽ được gọi chung là hội chứng sau tổn thương tim.

Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra Hội chứng Dressler nhưng có rất nhiều chuyên gia chỉ ra những bằng chứng liên quan đến cơ chế tự miễn dịch của cơ thể.

Tùy thuộc từng cá thể mà có sự tăng nhạy  để làm phòng thích các kháng nguyên và được sản xuất từ các tế bào cơ tim hoại tử, sau đó sẽ khởi phát ra các phản ứng của hệ thống miễn dịch. Có thể cho rằng đây là hội chứng bệnh lý do cơ chế tự miễn gây ra.

Hội chứng hậu phẫu màng ngoài tim có thể ảnh hưởng từ 10 – 40% những người đã phẫu thuật tim.

Bên cạnh đó có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc Hội chứng Dressler như:

  • Người tiến hành phẫu thuật tim như các loại phẫu thuật tim hở, hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
  • Tiến hành can thiệp mạch vành qua da hoặc nong mạch vành, đặt stent.
  • Người thực hiện phương pháp cấy máy tạo nhịp tim.
  • Tách tĩnh mạch phổi.
  • Bị các chấn thương về ngực.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra Hội chứng Dressler mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu  người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết Hội chứng Dressler

Sau khi mắc bệnh từ 2 – 5 tuần thì sẽ xuất hiện các triệu chứng, tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp không phát hiện ra triệu chứng trong khoảng 3 tháng.

Một số các triệu chứng thường gặp khi mắc Hội chứng Dressler như:

  • Đau ngực, mực độ đau sẽ tăng lên khi nằm xuống.
  • Tình trạng đau ngực ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian và đặc biệt khi người bệnh hít thở sâu hoặc ho.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao.
  • Nhịp thở khó khăn hoặc thở nặng nhọc hơn mức bình thường.
  • Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.

Có những trường hợp người bệnh mắc các triệu chứng khác và chưa  được đề cập ở trên. Do đó người bệnh không được chủ quan mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Biến chứng nguy hiểm của Hội chứng Dressler

Cơ địa của mỗi người bệnh sẽ không giống nhau, do đó rất khó để phát hiện ra bệnh nếu bạn không được thăm khám sớm. Nếu như vậy phản  ứng của hệ thống miễn dịch sẽ dẫn đến tràn dịch màng phổi hoặc suy tim.

Hội chứng Dressler có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, cụ thể như:

  • Bị chèn ép tim: đây là hệ quả của viêm màng ngoài tim dẫn đến tràn dịch màng ngoài tim.
  • Viêm màng ngoài tim co thắt: tình trạng này sẽ khiến cho màng ngoài tim dày lên hoặc sẹo dẫn đến màng ngoài tim co lại, từ đó bó chặt làm giảm đi khả năng bơm máu hiệu quả của tim.

Nhằm hạn chế được các biến chứng của Hội chứng Dressler thì tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Hoi-chung-Dressler
Hội chứng dressler liên quan đến phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với tổn thương tim

Kỹ thuật chẩn đoán Hội chứng Dressler

Khi nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu của Hội chứng Dressler, bác sĩ chuyên khoa sẻ chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Nghe tim: nhận thấy tiếng cọ ngoài màng tim với các âm thanh như âm sắc cao, tiếng cọ thô ráp, rít, thất vị trí khắp tim rõ nhất ở liên sườn.
  • Siêu âm tim: Để nhận thấy khoảng trống siêu âm do tràn dịch màng ngoài tim.
  • ECG: Nếu việc thực hiện điện tâm đồ có thể cho thấy chèn ép tim, tuy nhiên kỹ thuật ECG sẽ cho thấy được các bất thường sau khi phẫu thuật tim.
  • Chụp X-quang: nhằm phát hiện tràn dịch màng ngoài tim hoặc phổi để từ đó có thể loại trừ được những nguyên nhân gây ra các triệu chứng của người bệnh như viêm phổi.
  • Chụp MRI để thấy được hình ảnh chi tiết của tim và màng ngoài tim
  • Tiến hành xét nghiệm máu: phát hiện hoạt động viêm phù hợp với Hội chứng Dressler

Phương pháp điều trị Hội chứng Dressler

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị sẽ để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh dùng như:

  • Aspirin
  • Naproxen (Aleve)
  • Ibuprofen (Advil, Motrin IB, những biệt dược khác)

Khi những loại thuốc ở trên không có tác dụng trong điều trị bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc khác như:

  • Thuốc chống viêm Colchicine: loại thuốc này có thể giúp ngăn ngừa được hội chứng hậu phẫu màng ngoài tim hoặc trong điều trị hội chứng sau chấn thương tim chưa rõ nguyên nhân.
  • Corticosteroid: các chất ức chế miễn dịch này sẽ giúp giảm viêm liên quan đến hội chứng Dressler. Tuy nhiên thì Corticosteroid sẽ có thể xảy ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến việc chữa lành mô tim bị tổn thương sau nhồi máu cơ tim hoặc sau phẫu thuật. Do đó nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng nhóm thuốc này khi thật sự cần thiết.

Ngoài ra có các cách điều trị xâm lấn hội chứng Dressler khác như:

  • Thực hiện dẫn lưu chất lỏng dư thừa: Trường hợp người bệnh bị chèn ép tim sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp này bằng cách dùng một cây kim hoặc ống nhỏ để từ đó loại bỏ được chất lỏng dư thừa. Trong quá trình thực hiện dẫn lưu chất lỏng dư thừa thì sẽ cần gây tê cục bộ.
  • Loại bỏ màng ngoài tim: trường hợp bị viêm màng ngoài tim co thắt thì sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim.
  • Trường hợp những người trẻ tuổi có các triệu chứng viêm màng ngoài tim co thắt sau khi phẫu thuật sẽ cần đươc điều trị xâm lấn cho các biến chứng của hội chứng Dressler.

Ngoài ra thì chế độ sinh hoạt phù hợp như dành thời gian nghỉ ngơi, uống đủ nước hàng ngày, xây dựng chế độ dinh dưỡng…. của người bệnh sẽ giúp hội chứng Dressler nhanh chóng được cải thiện, rút ngắn thời gian hồi phục của các phương pháp điều trị.

Trên đây là những thông tin cần thiết về hội chứng Dressler, từ đó bệnh nhân nắm rõ hơn các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng, cách điều trị bệnh… Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.