Bệnh gai cột sống là tình trạng hình thành thêm các phần xương phía bên ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Bản chất của việc hình thành gai xương trên đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp là do viêm cột sống, chấn thương cột sống, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tại đốt sống.
Dọc theo cột sống những chiếc gai xương có thể phát triển ở bất cứ cấp độ nào phổ biến nhất là ở cột sống cổ, cột sống lưng giữa và cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, gai xương cũng không bỏ qua các khu vực khác như vai, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, hông, cùi (chỏ) tay, mắt cá chân… và ở tất cả các vị trí xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây ra bệnh liên quan đến gai cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh gai cột sống, tuy nhiên có một số nguyên nhân chính gây ra bện như:
Thói quen không lành mạnh
Khi bạn vận động mạnh hoặc tiến hành không đúng cách trong thời gian dài, lao động quá sức, luyện tập thể dục thể thao không đúng tư thế có nguy cơ mắc bệnh cao.
Những nhân viên văn phòng sẽ có tỷ lệ mắc bệnh gai cột sống cao vì họ hay phải ngồi làm việc một chỗ, ít vận động từ đó sẽ dễ hình thành các gai ở đốt sống và tạo ra cơn đau nhức.
Người ít vận động và thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ dẫn đến thoái hóa xương và lâu dần sẽ tạo cơ hội để bệnh gai cột sống xuất hiện.
Do mắc các bệnh lý về xương khớp
Hầu hết những người mắc các bệnh lý xương khớp sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng gai cột sống. Bệnh nhân mắc xương khớp, viêm gân… sẽ khiến cho tế bào tạo xương được kích thích sản sinh liên tục. Điều này sẽ dẫn đến số lượng xương bị thừa và gai xương mọc ra.
Bên cạnh đó bệnh thoái hóa cột sống diễn ra trong thời gian dài làm cho canxi bị lắng đọng ở khớp dẫn đến hình thành gai xương. Cùng với đó các bệnh nhân sẽ thấy hoạt động của cột sống không được diễn ra bình thường như trước, di chuyển chậm chạp. Đây là do sụn khớp đang bị mất nước.
Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống:
- Bị chấn thương cột sống: có thể là do bạn bị tai nạn, mắc chấn thương nặng hoặc trọng lượng cơ thể quá lớn khiến cho khung xương chịu quá nhiều áp lực.
- Độ tuổi: sự lão hóa của đột sống sẽ tăng dần theo độ tuổi của bạn và sự lắng đọng calci. Do đó mà người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gai cột sống.
- Đặc thù nghề nghiệp: nhóm đối tượng thường xuyên phải bốc vác nặng, đi đứng nhiều dễ dẫn đến tổn thương cho cột sống.
- Thói quen sinh hoạt: khi ngồi học, làm việc, nằm ngủ sai tư thế thì sẽ dễ gây ra bệnh gai cột sống.
- Người vận động mạnh, hút thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích... làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai cột sống.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác khiến hình thành bệnh gai cột sống mà chưa được liệt kê ở trên. Hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng của bệnh gai cột sống
Ban đầu khi mới mắc bệnh sẽ không có các triệu chứng điển hình để nhận biết. Cho đến khi xương cột sống gây chèn ép lên dây thần kinh cột sống xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên mỗi vị trí sẽ có dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể như:
Dấu hiệu nhận biết bệnh ở gai cột sống cổ
- Vùng chẩm phía đằng sau gáy sẽ có triệu chứng đau liên tục trong nhiều ngày.
- Cứng cổ và khó để quay đầu.
- Cảm giác đau lây lan đến các vị trí khác như một bên vai hoặc cả hai bên vai.
- Hai cánh tay bị đau và lan dần xuống bàn tay gây nhói.
- Cơ bắp có triệu chứng co thắt.
- Gặp khó khăn trong việc nói chuyện, thở khó.
- Các hoạt động phối hợp giữa cử động ở cổ, vai, cánh tay không đồng nhất.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ở gai cột sống lưng giữa
Cột sống lưng của cơ thể được chia thành 5 đốt và được ký hiệu theo thứ tự là L1, L2, L3, L4, L5. Hầu hết người bệnh thường mắc bệnh ở cột sống lưng ở vị trí đốt sống L4, L5.
- Thắt lưng bất ngờ bị đau và lan dần sang các vị trí khác như hông, mông, cổ chân…
- Cảm giác đau, ngứa ran và tê ở chân.
- Cơ bắp có cảm giác căng và co thắt.
- Khả năng bị di chuyển hạn chế khó có thể linh hoạt.
- Mỗi khi tiến hành vận động sẽ có cơn đau xuất hiện.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ở gai cột sống thắt lưng
- Thắt lưng bị đau khi đi hoặc đứng lại.
- Có các cảm giác khó chịu, tê, ngứa ran ở vùng mông.
- Cơn đau dần lan tỏa xướng ở cả hai chân.
- Cảm giác đau sẽ giảm bớt khi cúi người về phía trước.
Để hạn chế việc khi phát hiện ra bệnh tình trạng đã nặng thì người bệnh cần đi khám bệnh định kỳ hoặc ngay khi cơ thể có các triệu chứng ban đầu.
Khi dây thần kinh và tủy sống đã bị chèn ép gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe nên người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi cần thiết.
Các phương pháp điều trị gai cột sống
Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh gai cột sống mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay việc điều trị gai cột sống được chia làm 2 nhóm là điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật
Điều trị không phẫu thuật
Nhóm đối tượng sử dụng phương pháp điều trị không phẫu thuật thường là ở giai đoạn nhẹ và gai cột sống chưa gây ảnh hưởng đến dây thần kinh hoặc ống tủy sống. Chủ yếu nhóm điều trị không phẫu thuật sẽ thực hiện các phương pháp điều trị như vật lý trị liệu, sử dụng thuốc, trị liệu thần kinh, châm cứu, giảm cân… Cụ thể như:
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu
Phương pháp điều trị này sẽ giúp tăng cường các cơ xung quanh cột sống và gia tăng chuyển động ở các đốt sống. Đồng thời thúc đẩy quá trình tăng sinh chất cơ bản tái tạo sụn khớp và hạn chế tối đa nguy cơ chèn ép dây thần kinh.
Tuy nhiên việc thực hiện bài tập vật lý trị liệu cần luyện tập cùng các hướng dẫn viên tại những trang tâm chuyên về phục hồi chức năng hoặc tập thể dục nhẹ nhàng với cường độ và thời gian luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Dùng thuốc giảm đau và chống viêm
Một số các loại thuốc giảm đau sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh dùng. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ và tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
- Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống tạo cho các đốt sống thoải mái và được thư giãn hơn. Khi triệu chứng của bệnh gai cột sống sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống thì sẽ được bác sĩ tiến hành nắn chỉnh thần kinh cột sống.
- Châm cứu
Phương pháp châm cứu được kết hợp với đắp thuốc nam nhằm giảm bớt được các cơn đau nhức, hạn chế viêm khớp nhờ kích thích giải phóng Hormone Endorphin.
- Giảm cân
Việc giảm cân sẽ giúp người bệnh không gây quá nhiều áp lực lên xương khớp, gia tăng nguy cơ mắc gai xương. Nên khi bạn bị béo phì hoặc thừa cân, việc giảm cân là điều vô cùng cần thiết để giúp giảm áp lực lên cột sống ngực và cột sống thắt lưng.
Điều trị phẫu thuật
Trường hợp người bệnh gặp phải vấn đề về chèn ép dây thần kinh sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật diễn ra sẽ giúp loại bỏ yếu tố gây chèn ép lên dây thần kinh gai xương, đĩa đệm nhằm hạn chế tối đa mất cảm giác hoặc các rối loạn về tiểu tiện.
Để tiến hành phẫu thuật được thành công thì người bệnh cần tìm đến địa chỉ bệnh viện uy tín, chuyên khoa do khi loại bỏ gai cột sống sẽ tác động đến dây thần kinh và tủy sống.
Ngoài ra thì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, điều độ cũng đẩy lùi được bệnh gai cột sống hình thành nên người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe ban thân.
Hy vọng những thông tin về bệnh gai cột sống ở trên bạn đọc đã có kiến thức hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể.