Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều chị em phụ nữ cần biết khi đặt vòng tránh thai

Cập nhật: 14/12/2020 18:20 | Trần Thị Mai

Phương pháp đặt vòng tránh thai được đánh giá là phương pháp mang lại hiệu quả cao và khả năng duy trì trong thời gian dài. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các thông tin về phương pháp này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!  

Những điều chị em phụ nữ cần biết khi đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai là gì?

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai an toàn của chị em phụ nữ. Vòng tránh thai có kích thước nhỏ sẽ được đặt vào tử cung qua đường âm đạo để từ đó ngăn cản được sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Từ rất lâu đã có nhiều phụ nữ lựa chọn phương pháp đặt vòng tránh thai và cũng dần được cải tiến vòng tránh thai từ hình dáng, cấu tạo, chất liệu đều khác nhau. Hiện nay có một số loại vòng tránh thai phổ biến như:

  • Vòng tránh thai tính trơ: nguyên liệu để làm loại vòng này là có tính trở và chất dẻo, thép không gỉ hoặc chất liệu là silatic.
  • Vòng tránh thai hoạt tính: vật liệu để làm ra loại vòng này là những kim loại như đồng, kẽm và có chứa progestin cùng  thuốc cầm máu.
  • Vòng tránh thai chữ T chất đồng: Gía đỡ của loại vòng này được làm bằng chất dẻo, chất liệu đồng và có rất nhiều kích cỡ khác nhau.
  • Vòng tránh thai chữ V: Chất liệu của loại vòng này sẽ tương tự như vòng tránh thai chữ T, tuy nhiên hình dáng sẽ là chữ V.
  • Vòng tránh thai có nhiều phụ tải, chất đống: chất liệu chính được dùng sản xuất cho loại vòng tránh thai này là athene và làm thành giá đỡ, phía bên ngoài sẽ có hình vòng cung, hai phía bên nhỏ có răng nhỏ.
  • Vòng tránh thai loại hoạt tính Y: vòng được làm từ thép không gỉ và có chứa cả động, indomethacin.

Việc sử dụng loại vòng nào sẽ tùy thuộc vào thời gian lựa chọn đặt vòng, mục đích sử dụng, điều kiện tài chính, kết cấu buồng tử cung… từ đó sẽ lựa chọn loại vòng sử dụng phù hợp.  Hầu hết các loại vòng tránh thai đều có khả năng tránh theo đến 95%.

Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng vòng tránh thai

Biện pháp tránh thai đặt vòng sẽ đem đến nhiều lợi ích như:

Hiệu quả tránh thai thành công của phương pháp này tương đối cao.

Thời gian sử dụng được kéo dài trong khoảng từ 5 – 10 năm, thích hợp cho các cặp vợ chồng trẻ chưa muốn có con hay thực hiện kế hoạch hóa gia đình hoặc những cặp vợ chồng trung niên không muốn sinh con.

Ngay khi có nhu cầu sinh con nữ giới có thể tháo vòng đặt ra.

Phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ vẫn có thể đặt vòng tránh thai mà không bị ảnh hưởng đến việc điều tiết lượng sữa và chăm con. Ngay sau khi sinh khoảng 6 – 8 tuần là đã có đặt vòng tránh thai. Vì trên thực tế vòng tránh thai sẽ không có chất độc hại gì.

dat-vong-tranh-thai
Có rất nhiều loại vòng tránh thai với kiểu dáng, chất liệu, kích thước khác nhau

Hạn chế của việc đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai sẽ không có tác dụng ngăn  ngừa được các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. Nên để đảm bảo không có lây nhiễm thì nên sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp khác tối ưu hơn.

Vẫn có những trường hợp mang thai ngoài tử cung, tuy nhiên sẽ hiếm gặp hơn các phương pháp khác.

Khi đặt vòng tránh thai sẽ gây ra tình trạng tăng dịch tiết âm đạo và điều này dẫn đến vùng kín không được khô thoáng khiến cho chị em cảm thấy khó chịu.

Người sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi đặt vòng như không hợp với cơ thể hoặc do tụt vòng…

Có trường hợp hy hữu xảy ra như mất vòng nguyên nhân có thể là do đặt vòng quá sớm sau khi sinh con và tử cung chưa về lại trạng thái ban đầu, kết hợp cùng với sự co bóp theo chu kỳ nên vòng tránh thai sẽ bị cuốn và đẩy ra bên ngoài.

Một số các đối tượng chống chỉ định sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai như:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang có các nghi ngờ mang thai.
  • Người mắc những bệnh có thể lây nhiễm qua đường tình dịc, bệnh lý ác tính đường sinh dục hoặc bị viêm vùng chậu.
  • Người bệnh có tiền sử mắc dị tật bẩm sinh tại tử cung hoặc u xơ tử cung.
  • Trường hợp nữ giới bị xuất huyết đường sinh dục mà chưa được chẩn đoán, điều trị.
  • Người sau khi nạo hút hoặc phá thai.

Nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.

Nên đặt vòng tránh thai vào thời điểm nào?

Thường thì sau khi sạch kinh và chưa thực hiện quan hệ tình dục thì sẽ là thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng tránh thai. Đây là khi cổ tử cung chỉ hơi hé và quá trình đặt  vòng trở nên dễ dàng hơn và giảm bớt được mức độ đau và ra máu ít hơn sau khi đặt.

Những trường hợp phụ nữ sinh thường thì sau khoảng 6 tuần sẽ là thời điểm đặt vòng thích hợp. Còn đối với phụ nữ sinh mổ thì thời gian đặt vòng tối thiểu là 3 tháng sau khoảng 3 tháng vì cần có thời gian để cổ tử cung lành lại.

Quy trình thực hiện phương pháp đặt vòng tránh thai

Để vòng tránh thai được hiệu quả và an toàn thì khi thực hiện đặt vòng tránh thai nên chọn lựa ở những nơi như bệnh viện, cơ sở y tế uy tín và tuyệt đối không được tự tiến hành.

Một số các bước được tiến hành khi đi đặt vòng tránh thai như:

Bước 1: Trước khi đặt vòng

Tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến hành đặt vòng và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có thắc mắc.

Bước 2: Đặt vòng

Ban đầu bác sĩ hoặc nhân viên y tế sẽ chèn 2 ngón tay vào âm đạo và đặt tay còn lại lên trên bụng của bệnh nhân để cảm nhận được cơ quan vùng chậu. Chính điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được kích thước tửcung để đặt được vị trí đặt vòng.

Tiếp theo mở âm đạo bằng mỏ vịt, khử trùng sạch âm đạo nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây viêm nhiễm.

Sử dụng thước đo chuyên dụng để đo chiều dài buồng tử cung.

Vòng tránh thai sẽ được đưa vào vị trí trước đó và khi tới vòng tử cung, vòng mở rộng và có hình chữ T.

Bước 3: Sau khi đặt vòng

Khi đã đặt xong vòng tránh thai mà nhận thấy tình trạng ra máu âm đạo nhiều thì tốt nhất bạn nên thông báo cho bác sĩ hoặc tiến hành thăm khám ngay để được xử lý kịp thời.

dat-vong-tranh-thai

Nữ giới nên thăm khám phụ khoa và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định đặt vòng

Biến chứng khi đặt vòng tránh thai

Người sử dụng sẽ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do vòng tránh thai được đưa vào tử cung sau khi đi qua nhiều bộ phận sinh dục nên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn.

Khi đặt vòng dễ gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố với các biểu hiện như căng tức ngực, chậm hoặc thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, tâm lý bất thường, xuất hiện nám da…

Thông thường, tình trạng xuất huyết âm đạo sẽ diễn ra trong khoảng 4 - 6 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có thể kéo dài đến hơn 1 tuần.

Những lưu ý cần biết khi đặt vòng

Theo giảng viên Cao đẳng Y chia sẻ thì đây là phương pháp tránh thai an toàn nhưng không phải ai cũng thích hợp và sẽ dễ mắc tình trạng sức khỏe như đau bụng dưới, đau lưng, mệt mỏi, ra máu âm đạo… và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. Nên tốt nhất bạn hãy thăm khám phụ khoa hoặc nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định đặt vòng.

Cần hạn chế thực hiện các hoạt động mạnh như bê, vác, không thụt rửa âm đạo nhiều lần, không quan hệ tình dục… sau khi thực hiện đặt vòng để hạn chế tối đa tình trạng bị tụt, lệch vòng.

Nếu phụ nữ đang trong thời gian bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh lý truyền nhiễm đường sinh dục không nên đặt vòng.

Sau khi đặt vòng thì cần theo dõi cơ thể thường xuyên nếu nhận thấy có các triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo có màu bất thường, mùi hôi, âm đạo ngứa ngáy, ra máu nhiều ở âm đạo,… cần tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông qua các thông tin bài viết về đặt vòng tránh thai ở trên sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu, cân nhắc được kỹ càng trước khi quyết định đặt vòng tránh thai. Những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu có thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa.