Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng đái rắt để điều trị kịp thời

Cập nhật: 10/02/2022 04:36 | Trần Thị Mai

Đái rắt sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh do phải đi tiểu nhiều lần trong ngày. Do đó cần phải có phương pháp điều trị sớm để giảm thiểu triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin cụ thể của bệnh đái rắt, bạn đọc hãy cùng đón đọc nhé!  

Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng đái rắt để điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây ra đái rắt

Đái rắt là tình trạng đi tiểu nhiều lần trong một ngày, tuy nhiên mỗi lần lượng nước tiểu sẽ rất ít. Khi mắc bệnh sẽ luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng đi tiểu lại không được. Đái rắt chính là chứng rối loan tiểu tiện kết hợp với tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái rắt và có thể đó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, cụ thể:

Nguyên nhân chủ quan

Do bạn thường xuyên sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu như cà phê, trà, nước ngọt…

Thực hiện các bài tập thể dục hoặc lao động quá sức gây ra áp lực lên cơ quan của hệ bài tiết.

Sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc để điều trị tăng huyết áp, loại thuốc giãn cơ…

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở những tháng cuối lúc đó em bé lớn dễ gây ra chèn ép đến bàng quang.

Trong quá trình quan hệ quá thô bạo có thể gây ra tổn thương.

Cơ  thể mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng làm cho người bệnh bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến đi tiểu nhiều lần.

Xuất hiện sỏi hoặc các dị vật gây cọ xát và làm kích thích đến cổ bàng quanh nên gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần.

Các nguyên nhân về bệnh lý

Mắc tình trạng suy giảm chức năng thận bao gồm thận yếu, thận ứ nước, suy thận…

Có bệnh liên quan đến trực tràng bao gồm các bệnh lý như ung thư trực tràng, giun kim, viêm trực tràng…

Mắc các bệnh ở bộ phận sinh dục nữ: nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đái rắt, bên cạnh đó các bệnh như ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm, phần phụ sinh dục… cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh đái rắt.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái rắt như:

  • Theo nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái rắt nhiều hơn nam giới.
  • Người già và trẻ em sẽ có nguy cơ mắc bệnh đái rắt hơn vì bàng quang yếu hơn những người trưởng thành.
  • Những người mắc các bệnh lý về thần kinh, tăng huyết áp, tiểu đường.
  • Nhóm người có trọng lượng cơ thể lớn, thừa cân, béo phì.

Ngoài ra sẽ có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đái rắt khác mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh có gì thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng nhận biết tình trạng đái rắt

Có thể nói rằng đi tiểu nhiều lần trong ngày chính là triệu chứng nhận biết tình trạng đái rắt. Nếu nhận thấy có thêm những triệu chứng  nhận biết khác thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn mà người bệnh cần chú ý không được chủ quan.

Một số các triệu chứng nhận biết tình trạng đái rắt như:

  • Có cảm giác khó chịu và đau khi đi tiểu.
  • Nhận thấy nước tiểu có máu hoặc màu đục bất thường.
  • Không thể kiểm soát được bàng quang hoặc đi tiểu không kiểm soát.
  • Khó tiểu.
  • Âm đạo hoặc dương vật xuất hiện tiết dịch.
  • Luôn có cảm giác muốn đi tiểu.
  • Cơ thể sốt hoặc kèm theo tình trạng ớn lạnh.
  • Có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cảm giác đau bên hông, đau lưng.
  • Khi nhận thấy xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì nên đi khám.

Nhằm hạn chế tới mức tối đa các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu và lây lan ra những vị trí khác của cơ thể thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh đái rắt

Để có kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh đái rắt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu.
  • Chụp X-quang để chẩn đoán hình ảnh.
  • Thực hiện xét nghiệm nước tiểu cùng với các xét nghiệm khác.
  • Xét nghiệm niệu động học.
  • Chụp và soi bàng quang.
  • Thực hiện siêu âm vùng chậu.

Từ đó có thể tìm ra nguyên nhân và loại bỏ được các triệu chứng khó chịu do tình trạng đái rắt gây ra. Vì ngoài việc làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì có thể gây ra nhiều biến chứng  nguy hiểm và gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu, đường sinh dục.

dai-rat
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ là một biện pháp để cải thiện tình trạng đái rắt

Phương pháp điều trị bệnh đái rắt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và thể trạng sức khỏe mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Trường hợp mắc đái rắt do thói quen ăn uống thì bạn cần phải xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học.

Trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh là do thuốc thì người bệnh cần ngừng việc sử dụng thuốc một thời gian nhất định.

Trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh là do các bệnh lý thì cần điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh.

Ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp dưới đây để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh đái rắt, cụ thể như:

  • Nên hạn chế đồ uống có tác dụng lợi tiểu hoặc thực phẩm gây kích thích những hoạt động của bàng quang. Không  nên uống các loại đồ uống có ga, đồ ăn cay, chất ngọt nhân tạo. Hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tốt nước tiểu qua niệu đạo.
  • Uống đủ lượng nước hàng ngày, không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng bạn phải thức giấc lúc giữa đêm đi tiểu.
  • Tạo thói quen đi tiểu vào những thời gian cố định trong  ngày, có thể rút ngắn khoảng cách đi tiểu tuy nhiên hãy cố gắng kéo dài thời gian nhất có thể. Điều này giúp tạo thói quen cho bàng quang giữ nước lâu hơn.
  • Để giúp bàng quang thư giãn, tăng khả năng giữ nước cũng như hạn chế rò rỉ sử dụng phương pháp tiêm Botox.
  • Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ sử dụng những loại thuốc phù hợp.
  • Phẫu thuật cấy thiết bị để kiểm soát các cơn co cơ của cơ sàn chậu.

Tốt nhất khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đái rắt thì cần đi khám sớm để được điều trị hiệu quả, người bệnh không nên dấu bệnh vì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đái rắt được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.