Công thức máu là gì ?
Công thức máu là một xét nghiệm thường quy được sử dụng trong các xét nghiệm huyết học cũng như các xét nghiệm y học khác. Công thức máu là xét nghiệm quan trọng, những thông tin về các chỉ số xét nghiệm máu giúp các bác sĩ nắm được tình trạng của bệnh nhân và phán đoán được bệnh tình.
Khi cơ thể mắc bệnh nào đó, các cơ quan cũng như chỉ số huyết học sẽ có sự thay đổi nhất định. Các chỉ số xét nghiệm máu tăng hay giảm đều phản ánh tình trạng bất thường của cơ thể. Kết quả của công thức máu có ý nghĩa quan trọng, đó là chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư, phát hiện các bệnh về máu, bệnh liên quan đến thiếu vitamin hay các chất cần thiết cho cơ thể,..
Với sự phát triển của y học như ngày nay thì việc thực hiện công thức máu trở nên dễ dàng, đơn giản và chính xác hơn nhiều. Là một xét nghiệm hay được sử dụng nhưng cách đọc công thức máu thì không phải ai cũng biết rõ. Có tới 18 chỉ số xét nghiệm máu phản ánh những ý nghĩa khác nhau.
Công thức máu là xét nghiệm quan trọng
- Tham khảo thêm: xét nghiệm máu học ngành gì ?
-
Số lượng bạch cầu (WBC)
Số lượng bạch cầu (WBC) là chỉ số xét nghiệm máu đầu tiên bạn cần lưu ý khi đọc kết quả công thức máu. Số lượng bạch cầu là số bạch cầu có chứa trong một thể tích máu. Giá trị trung bình của WBC là từ 4300 đến 10800 tế bào/mm3 hoặc cách tính khác là (4.3 - 10.8) x 109 tế bào/l. Nếu số lượng bạch cầu vượt quá hay ít hơn con số trên là dấu hiệu bệnh lý về máu.
Số lượng bạch cầu tăng cho thấy cơ thể bị viêm nhiễm, mắc bệnh máu ác tính hay các bệnh bạch cầu,..
Số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu do bất sản, bị nhiễm khuẩn hay thiếu vitamin B12 hoặc folate,..
-
Số lượng hồng cầu (RBC)
Tương tự số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu (RBC) là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cần chú ý. Số lượng hồng cầu là chỉ số thể hiện số lượng hồng cầu có trong một thể tích máu. Số lượng hồng cầu ở cơ thể bình thường vào khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3 (hoặc 4.2 – 5.9 x 10 12 tế bào/l)
Khi số lượng hồng cầu tăng, điều này cho thấy cơ thể mất nước hoặc mắc chứng tăng trong hồng cầu. Số lượng hồng cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu.
Tế bào hồng cầu - chỉ số xét nghiệm máu cần chú ý
-
Lượng huyết sắc tố (Hb)
Lượng huyết sắc tố (Hb hay HBG – Hemoglobin) là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tốt có trong một thể tích máu. Chỉ số này có sự chênh lệch giữa nam và nữ. Các chỉ số xét nghiệm máu bình thường ở chỉ số này đó là:
- Với nam: 13g đến 18g/dl (8.1 – 11.2 mmol/l)
- Với nữ: 12g đến 16g/dl (7.4 – 9.9 mmol/l)
Chỉ số Hb tăng cho thấy cơ thể mất nước hoặc có bệnh về tim hoặc phổi. Khi chỉ số này giảm là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu máu.
-
Thể tích khối hồng cầu (HCT)
Thể tích khối hồng cầu (HCT) là một trong các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu khác mà bạn cần quan tâm trong công thức máu. Đó là tỉ lệ thế tích hồng cầu trên toàn bộ thể tích máu. Chỉ số này cũng thay đổi theo giới tính. Chỉ số HCT ở cơ thể khỏe mạnh bình thường đó là:
- Với nam: từ 45% đến 52%
- Với nữ: từ 37% đến 48%
Tỉ lệ này tăng hay giảm đều là dấu hiệu bệnh lý cần chú ý. Chỉ số HCT tăng cho thấy cơ thể dị ứng, mắc bệnh COPD hay bệnh mạch vành, bị mất nước,.. Chỉ số này giảm khi thiếu máu.
-
Thể tích trung bình hồng cầu (MCV)
MCV là gì ? Thể tích trung bình hồng cầu (hay MCV) là thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường của chỉ số này đó là từ 80 đến 100 femtoliter ( 1 femtoliter tương ứng với 1/1 triệu l).
Chỉ số MCV phản ánh nhiều ý nghĩa quan trọng. Chỉ số này tăng cho thấy bạn có thể bị thiếu acid folic hay thiếu vitamin B12, hoặc mắc bệnh gan, suy giáp, nghiện rượu,.. Khi chỉ số này giảm, cơ thể bạn có thể thiếu máu nguyên hồng cầu, do thiếu máu trong các bệnh mạn tính. Chỉ số MCV giảm cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị suy thận mạn tính hay nhiễm độc chì.
-
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCD)
Lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (hay MCD) là một trong các các chỉ số xét nghiệm huyết học quan trọng khác. Đó là số lượng trung bình của lượng huyết sắc tố có trong một hồng cầu. Ở trạng thái bình thường, chỉ số này có giá trị từ 27 đến 32 picogram.
Khi chỉ số này có giá trị tăng, điều đó cho thấy cơ thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu hoặc bị chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng,.. Khi lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giảm, điều này cho thấy cơ thể bị thiếu máu.
-
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (MCHC)
Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu ( hay MCHC) là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình của huyết sắc tố được tính trong một đơn vị thể tích máu. Giá trị MCHC bình thường ở trong khoảng từ 32% đến 36%.
Khi chỉ số này lớn hơn 36%, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường, do chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng hoặc do xuất hiện các yếu tố ngưng kết lạnh.
Khi chỉ số này nhỏ hơn 32%, có thể cơ thể bạn đã bị thiếu máu.
-
Độ phân bố hồng cầu (RDW – CV)
Độ phân bố hồng cầu (hay RDW – CV) là chỉ số đo sự phân bố của tế bào hồng cầu trong một thể tích máu. Đây là chỉ số huyết học quan trọng, có liên quan tới Thể tích trung bình hồng cầu (MCV). Ở mỗi trường hợp, các chỉ số này tăng hay giảm sẽ có ý nghĩa khác nhau:
- Khi RDW bình thường, MCV tăng: dấu hiệu của thiếu máu bất sản, trước bệnh bạch cầu.
- Khi RDW bình thường, MCV bình thường: dấu hiệu của thiếu máu, của bệnh enzym hoặc của bệnh hemoglobin không thiếu máu.
- Khi RDW bình thường, MCV giảm: dấu hiệu của thiếu máu trong các bệnh mạn tính
- Khi RDW tăng, MCV tăng: dấu hiệu của thiếu vitamin B12, thiếu flolate hoặc thiếu máu tan huyết,..
- Khi RDW tăng, MCV bình thường: dấu hiệu của thiếu máu
- Khi RDW tăng, MCV giảm: dấu hiệu của thiếu sắt
-
Số lượng tiểu cầu (PLT)
Số lượng tiểu cầu (hay PLT) là số lượng tiểu cầu được tính trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 150.000 đến 400.000/cm3 (hay 150 – 400 x 109/l)
Số lượng tiểu cầu tăng sau khi chảy máu hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ lách,.. điều này có thể dẫn đến các bệnh viêm. Chỉ số PLT giảm trong điều trị hóa chất, khi đông máu hoặc ban xuất huyết sau khi truyền máu. PLT cũng có thể giảm do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh.
Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu đều đáng chú ý, và chỉ số PLT cũng vậy. Sự có mặt của nhiều hay ít tiểu cầu rất quan trọng với cơ thể. Số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ khiến cơ thể mất máu. Tuy nhiên, khi số lượng tiểu cầu quá cao sẽ dẫn đến hình thành cục máu đông gây nguy cơ đột quỵ, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim hoặc tắc nghẽn mạch máu,…
-
Thể tích trung bình tiểu cầu (MPV)
Thể tích trung bình tiểu cầu (hay MPV) là thể tích trung bình của một tiểu cầu. Với cơ thể khỏe mạnh, giá trị này là từ 6,5 đến 11 femtoliter ( 1 femtoliter tương ứng với 1/1 triệu l).
Khi chỉ số này tăng là dấu hiệu của bệnh về tim mạch, stress hay bệnh tiểu đường,… Chỉ số MPV giảm khi cơ thể thiếu máu, mắc bạch cầu cấp hay khi thực hiện hóa trị liệu ung thư,..
-
Thể tích khối tiểu cầu (PCT)
Thể tích khối tiểu cầu (hay PCT) là tỉ lệ thế tích tiểu cầu trên toàn bộ thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 0,1% đến 0,5%.
Khi chỉ số PCT vượt quá 0,5%, điều này cho thấy bạn có thể bị ung thư đại trực tràng. Chỉ số PCT giảm dưới mức 0,1% cho thấy cơ thể nhiễm nội độc tố hay do rượu gây ra.
-
Độ phân bố tiểu cầu (PDW)
Độ phân bố tiểu cầu (hay PDW) là chỉ số đo sự phân bố của tế bào tiểu cầu trong một thể tích máu. Ở trạng thái ổn định, giá trị này ở mức từ 6% đến 18%.
Chỉ số PDW tăng là dấu hiệu của ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết gram dương/gram âm hoặc bệnh hồng cầu liềm. Con số này giảm khi bạn dùng quá nhiều rượu.
-
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NEUT%)
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (hay NEUT%) là tỉ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Cơ thể bình thường khi chỉ số này ở khoảng từ 43% đến 76%.
Khi tỉ lệ này trên 76%, nguyên nhân có thể do nhồi máu cơ tim, stress hoặc là dấu hiệu của nhiễm khuẩn cấp, các ung thư (neopasms) hoặc bệnh bạch cầu dòng tủy. Tỉ lệ NEUT% dưới 43% do nhiễm virut, do các thuốc ức chế miễn dịch, xạ trị hoặc do cơ thể thiếu máu.
-
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho (LYM%)
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Lympho ( hay LYM%) là là tỉ lệ bạch cầu Lympho trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 17% đến 48%.
Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc do bệnh Hodgkin, suy tuyến thượng thận, viêm loét đại tràng hoặc ban xuất huyết do giảm tiểu cầu tự phát ITP, tỉ lệ LYM% sẽ tăng. Trong trường hợp mắc ADIS hoặc sau điều trị hóa chất trị liệu, dùng steriod, thiếu máu, các ung thư,… tỉ lệ này sẽ tăng.
-
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono (MON%)
Tỉ lệ phần trăm bạch cầu Mono ( hay MON%) là là tỉ lệ bạch cầu Mono trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Ở cơ thể khỏe mạnh, chỉ số này ở khoảng từ 4% đến 8%.
Chỉ số MON% tăng là dấu hiệu của bệnh do nhiễm virut hoặc các kí sinh trùng, dấu hiệu của ung thư, viêm ruột hoặc bệnh bạch cầu dòng monocyte, do u tủy, u lympho hay sarcoidosis,… Khi chỉ số này ở dưới mức 4%, có thể cơ thể bạn bị thiếu máu do bất sản, mắc bệnh bạch cầu dòng lympho hoặc do sử dụng glucocorticoid.
-
Số lượng bạch cầu trung tính (NEUT)
Số lượng bạch cầu trung tính ( hay NEUT) là số bạch cầu trung tính có trong một thể tích máu. Chỉ số bình thường của số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%.
Khi chỉ số NEUT trên 66%, có thể cơ thể bạn nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn cấp hoặc dấu hiệu của ung thư. Chỉ số NEUT dưới 60% cho thấy cơ thể nhiễm virut, bị thiếu máu bất sản hay do các thuốc ức chế miễn dịch, do xạ trị,..
-
Số lượng bạch cầu Lympho (LYM)
Số lượng bạch cầu Lympho ( hay LYM) là số bạch cầu Lympho có trong một thể tích máu . Giá trị ổn định của chỉ số này là từ 0,6 đến 3,4 Giga/l.
Trong trường hợp chỉ số LYM tăng, điều này cho thấy cơ thể bạn bị nhiễm khuẩn/virut, mắc bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Hodgkin hay bệnh bạch cầu dòng lymoho mạn tính,… Chỉ số LYM giảm có thể từ các khối u, do thiếu máu bất sản hay các rối loạn thần kinh.
-
Số lượng bạch cầu Mono (MON)
Số lượng bạch cầu Mono (hay MON) là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.
Chỉ số MON tăng phản ánh cơ thể có thể bị mắc các bệnh do nhiễm virut/vi khuẩn hay bệnh bạch cầu dòng monocyte, bị viêm ruột hoặc do các khối u, u tủy, u lympho.
Bài viết đã cung cấp những thông tin về công thức máu và 18 chỉ số xét nghiệm máu cũng như cách hiểu về các chỉ số này. Hiểu được kết quả xét nghiệm máu 18 thông số giúp bạn yên tâm hơn khi biết về tình trạng sức khỏe của mình.
Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!