Bệnh chốc đầu hay còn gọi là bệnh nấm da đầu thường sẽ do nguyên nhân nhiễm nấm gây nên tình trạng này. Tình trạng nhiễm nấm này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu và làm trụi tóc hoặc sẽ gây ra các mảng nhỏ ngứa và da đầu bị bong tróc.
Chốc đầu diễn ra phổ biến trong độ tuổi từ 4 – 14 và đôi khi người lớn cũng có thể bị ảnh hưởng. Điều đáng lưu ý là căn bệnh chốc đầu này chính là một loại nhiễm trùng dễ dàng lây khi tiếp xúc từ người sang người khi dùng chung lược, mũ, gối hoặc khăn….
1. Nguyên nhân ra gây bệnh chốc đầu và dấu hiệu nhận biết
Biểu hiện thường thấy của chốc đầu là các mảng da đầu sẽ bị tróc ra, gây ngứa và tóc dễ gãy rụng hơn. Hiện nay có 2 loại nấm phổ biến dễ mắc phải, mỗi loại sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau, cụ thể như:
Chốc đầu do Trichophyton
Đối với nguyên nhân là do Trichophyton sẽ khởi phát bằng các nốt sần nhỏ và mọc trên da đầu, tuy nhiên mọc rải rác. Bên cạnh đó trên nền da đầu còn có các mảng vảy da đầu bong ra khỏi da đầu và gây ra hói tạm thời. Khi bị nhiễm nấm này tóc của người bệnh cứng, khô hơn và rất dễ gãy.
Trichophyton không chỉ gây chốc đầu mà còn có thể gây ngứa ở các vị trí khác trên cơ thể như bẹn, móng, mông.
Chốc đầu do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii.
Dấu hiệu dễ nhận biết ở loại nấm này là khoảng từ 2 – 3 cm tình từ gốc tóc và dọc theo thân tóc sẽ xuất hiện các hạt tròn có màu đen hoặc nâu, nhìn được bằng mắt thường và có thể dùng tay tuốt ra như trứng chấy.
Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện loại nấm này là do vệ sinh cá nhân kém hoặc người bệnh đã từng mắc nấm da ở các vị trí khác. Đôi khi nguyên nhân cũng là do mồ hôi ra làm ướt tóc chính điều này tạo điều kiện để nấm sinh trưởng từ môi trường ẩm ướt.
Chủng nấm này chỉ phát triển ở dọc thân tóc nên gây ngứa hoặc khó chịu chứ không không gây ra hiện tượng rụng tóc
Ngoài nguyên nhân chính do 2 loại nấm ở trên gây ra thì một số các yếu tố khác gây ra bệnh chốc đầu như:
- Những đối tượng như có bệnh tiểu đường, ung thư hoặc AIDS… học đã có hệ miễn dịch suy yếu nên bệnh có xu hướng phát triển nhanh và nặng hơn những người bình thường.
- Đối với những người sống tại các khu dân cư hoặc thường xuyên tiếp xúc, sống trong khí hậu ẩm ướt, điều kiện vệ sinh cá nhân kém nên sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh chốc đầu.
- Chó, mèo, một số loại súc vật cũng trở thành nguồn lây bệnh do nấm đã tồn tại trên cơ thể của chúng và khi bạn tiếp xúc sẽ rất dễ dàng bị lây nấm.
2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh chốc đầu
Khi thấy có các biểu hiện ngứa ngáy, tóc gãy rụng, bong tróc da đầu khi đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu người bệnh sẽ được chỉ định dung một số kỹ thuật để chẩn đoán bệnh như:
- Sử dụng ánh sáng đèn Wood: đây là một loại ánh sáng đặc biệt dùng chiếu trực tiếp vào da đầu để xác định có xuất hiện dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Soi nấm: cách thực hiện sẽ lấy một ít da đầu hoặc tóc để xác định xem có nấm hay không.
Các phương pháp điều trị bệnh chốc đầu
Tùy thuộc vào tình trạng và loại nấm mà người bệnh mắc phải mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp như việc sử dụng các loại thuốc và dầu gội, bao gồm:
- Các loại thuốc dùng trong điều trị chốc đầu
Một số các loại thuốc có tác dụng kháng nấm thường được chỉ định dùng trong quá trình điều trị như:
- Griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG)
- Terbinafine hydrochloride (Lamisil)
Khi được chỉ định sử dụng thuốc người bệnh cần kiên trì uống và thực hiện trong khoảng 6 tuần. Không được tự ý dùng tăng, giảm liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý cả 2 loại thuốc này đều có tác dụng phụ gây tiêu chảy, đau bụng, nổi mề đay, phát ban, nhức đầu… hãy hỏi bác sĩ để nắm rõ hơn các tác dụng phụ của từng loại thuốc. Đặc biệt là sẽ xảy ra tương tác thuốc gây giảm tác dụng khi sử dụng chung với các thực phẩm giàu chất béo như bơ, lạc hoặc kem.
- Các loại dầu gội diệt nấm
Dầu gội diệt nấm có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của các loại nấm và loại bỏ tình trạng nhiễm trùng đối với những bệnh nhân nặng.
Phần đa các loại dầu gội được bác sĩ chỉ định dùng đều có thành phần ketoconazole hoặc selenium sulfide. Việc dùng dầu gội cần được duy trì thực hiện vài lần mỗi tuần ít nhất trong vòng 1 tháng. Cách sử dụng có hiệu quả là bạn nên giữ dầu gội trên đầu khoảng năm phút sau đó mới gội sạch lại.
Tuy nhiên người bệnh cần kết hợp dùng dầu gội với việc uống thuốc vì dầu gội đầu chỉ ngăn chặn được nấm lây lan nhưng rất khó để loại bỏ nấm hoàn toàn.
- Theo giảng viên Đặng Thùy Linh đang trực tiếp giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ thì bên cạnh việc dùng các phương pháp điều trị ở trên thì bạn hãy chú ý đến thói quen sinh hoạt để kiểm soát tốt tình trạng chốc đầu như:
- Luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên cắt móng tay và đặc biệt không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như lược, mũ, gối…
- Các vật nuôi thú cưng như chó, mèo cũng cần được vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ có khả năng nhiễm nấm.
- Khi có các biểu hiện của bệnh chốc đầu không được tự ý dùng thuốc tránh tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn.
- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và chú ý bổ sung nhiều rau củ, lượng nước cần thiết.
- Vệ sinh môi trường sống tránh ẩm mốc tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.
Hy vọng với những thông tin nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, các phương pháp trị bệnh về bệnh chốc đầu đã đem đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết tiếp theo về sức khỏe ở cùng chuyên mục này nhé bạn đọc!