Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Trẻ bị vàng da có thể gặp phải những biến chứng gì? Nên xử lý như thế nào?

Cập nhật: 24/10/2022 08:41 | Trần Thị Mai

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến. Vàng da cũng có thể do bệnh lý hoặc sinh lý, tuy nhiên nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy cần hiểu rõ hơn về bệnh vàng da qua bài viết bên dưới.  

Trẻ bị vàng da có thể gặp phải những biến chứng gì? Nên xử lý như thế nào?

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ sơ sinh, xuất hiện từ ngày thứ hai sau sinh và có thể kéo dài 1 vài ngày đến nửa tháng.

Khi mới bị vàng da sẽ xuất hiện ở các vị trí như mặt, kết mạc mắt của bé sẽ có màu vàng. Sau dần theo thời gian sẽ lan xuống vùng bụng, ngực hoặc ở cả chân, tay tùy thuộc vào  thời gian và mức độ bệnh.

Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể của bạn sản xuất ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan.

Một số các nguyên nhân gây ra vàng da ở trẻ sơ sinh 

  • Trẻ sinh thiếu tháng

Nếu trẻ sinh ra khi chưa đủ 37 tuần thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh vàng da sinh lý. Do gan chưa trưởng thành nên thỉnh thoảng do bilirubin hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý của gan dẫn đến dư thừa nhận thấy trẻ bị vàng da.

  • Trẻ bị dị ứng sữa mẹ

Khi trong sữa mẹ có quá nhiều Vitamin A hoặc trẻ bị dị ứng sữa mẹ thì có thể dẫn đến hiện tượng vàng da. Mặc dù sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất và lợi ích cho bé nên các chuyên gia sức khỏe thường khuyến cáo trẻ cần bú sữa mẹ ngay từ khi lọt lòng.

Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng vàng da là do nhiễm trùng, nhóm máu của mẹ và bé không có sự tương đồng. Hoặc cũng có thể do sữa mẹ can thiệp vào khả năng chuyển hóa bilirubin của gan.

Vàng da ở trẻ sơ sinh kéo dài có nguy hiểm không?

Theo các giảng viên khoa Điều dưỡng của nhà trường chia sẻ thì trẻ sinh non bị vàng da sẽ đặc biệt nguy hiểm và diễn biến bệnh phát triển nhanh. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến trẻ bị nhiễm độc thần kinh, để lại các di chứng nặng nề hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Một số các biến chứng nguy hiểm do bệnh vàng da kéo dài gây ra như:

  • Vàng da nhân: trong trường hợp gan không đào thải kịp khi hàm lượng chất bilirubin vượt quá giới hạn cho phép sẽ dễ dàng thấm vào não khiến trẻ bị vàng da nhân. Khi mắc biến chứng này sẽ gây tổn thương não và không thể phục hồi được. Do đó nếu đã xác định trẻ sơ sinh mắc vàng da bệnh lý thì cần được điều trị trước 7 ngày sau sinh để hạn chế nguy cơ gây tổn thương não.
  • Bại não cấp tính: khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da kèm theo ngủ li bì, mất tập trung, bỏ bú, quấy khóc thường xuyên, sốt cao… thì rất có thể trẻ đã mắc bệnh bại não cấp tính. Vì bilirubin gây ra độc hại cho các tế bào của não bộ. Do đó mà tình trạng vàng da nặng thì sẽ có nguy cơ cao bilirubin đi vào trong não và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nên cha mẹ không nên chủ quan khi con trẻ có hiện tượng vàng da sau khi sinh. 

Dấu hiệu vàng da trẻ cần đi khám

Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời.

  • Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.
  • Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
  • Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu...

Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

benh-vang-da
Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh bệnh lý đơn giản, an toàn và hiệu quả.

Điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Hầu hết các triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi khi gan của trẻ theo thời gian mà trưởng thành hơn. Đối với trẻ sơ sinh nếu mẹ cho bé bú nhiều lần từ 8 - 12 lần/ ngày sẽ giúp trẻ truyền bilirubin qua cơ thể. Hoặc mẹ chỉ cần tích cực cho con tắm nắng mỗi ngày vào khoảng 7 - 7h30 sáng. Việc phơi nắng không chỉ chống còi xương, bổ sung vitamin D mà còn giúp bé nhanh hết vàng da.  

Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh vàng da thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin.

Tuy nhiên đối với các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh nghiêm trọng thì cần thực hiện các phương pháp điều trị khác. Trong đó phương pháp quang trị liệu sẽ được sử dụng khá phổ biến và đạt hiệu quả cao bằng cách sử dụng ánh sáng để phá vỡ bilirubin trong cơ thể trẻ. Hiện nay có 2 loại điều trị chiếu đèn bao gồm:

  • Chiếu đèn thông thường

Chiếu sáng tia cực tím khi trẻ nằm trên giường. Ánh sáng giúp phá vỡ các bilirubin để không gây áp lực tổn thương cho gan. Đèn chiếu sẽ dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho trẻ bú.

  • Điều trị sợi quang

Trẻ được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ. Mẹ vẫn có thể bế và cho trẻ bú như bình thường.

Cách chăm sóc trẻ bị vàng da kéo dài

  • Cần đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thông qua sữa mẹ.
  • Khi trẻ đang trong giai đoạn cần được bú thì tốt nhất nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ có làn da sáng hơn. Mẹ nên đánh thức trẻ ngay cả khi đang ngủ để dậy uống thuốc. Hạn chế dùng sữa công thức hoặc nước lọc để thay thế sữa mẹ.
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Đồng thời cần giữ vệ sinh thân thể, chăm sóc rốn để trẻ luôn phát triển khỏe mạnh nhất.
  • Tắm nắng rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và mẹ nên tìm hiểu để tắm đúng cách cho trẻ, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn đúng cách. Tuy rằng việc tắm nắng sẽ không có tác dụng điều trị tận gốc bệnh vàng da nhưng sẽ hạn chế được nguy cơ và diễn biến bệnh vàng da xấu đi.

Hy vọng thông tin được chia sẻ ở trên về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc thường xuyên ghé chuyên mục này của nhà trường để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về bệnh lý khác.