Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Cập nhật: 22/10/2021 04:11 | Trần Thị Mai

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên là tình trạng liên quan đến hệ thần kinh, diễn biến ban đầu của bệnh sẽ ảnh hưởng đến cơ bắp, lâu dần sẽ dẫn đến cơ hô hấp ngừng hoạt động, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn bệnh xơ cứng teo cơ một bên.  

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên có dấu hiệu nhận biết như thế nào?

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên là gì?

Xơ cứng teo cơ một bên là bệnh thần kinh chủ yếu ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong thân não, tủy sống và vỏ não của não. Trong đó một số tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ vân.

Thời gian đầu khi mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên thì cơ bắp sẽ gặp các ảnh hưởng, lâu dần dẫn đến trở nên tàn tật và giai đoạn cuối cơ hô hấp bị ngưng hoạt động dẫn đến tử vong.

Căn bệnh này không diễn ra phổ biến và nam giới sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới, mặc dù vậy bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, độ tuổi mắc bệnh trong khoảng từ 40 – 60 tuổi.

Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng teo cơ. Trên thế giới có tới hơn 90% các trường hợp được ghi nhận mắc bệnh do xuất hiện ngẫu nhiên và nguyên nhân do di truyền chiếm khoảng 10%.

Bên cạnh đó thì còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng teo cơ như:

  • Do di truyền: đa phần những người mắc bệnh do trong gia đình có người bị bệnh.
  • Độ tuổi: độ tuổi phổ biến mắc bệnh này là trong khoảng từ 40 -–70 tuổi.
  • Giới tính: nam giới trước độ tuổi 60 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Mắc đột biến trong di truyền: nhiều điểm tương đồng trong các đột biến di truyền của những người mắc ALS do di truyền và những người mắc ALS khác. 
  • Hút thuốc lá thường xuyên: nguy cơ mắc bệnh do yếu tố này ở nam giới sẽ cao hơn nữ giới.
  • Môi trường: thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, yếu tố bụi, độc hại.
  • Quân nhân: Nhóm người trong quân đội thường xuyên phải tiếp xúc với kim loại, hóa chất trong chiến tranh, bị chấn thương, nhiễm virus... sẽ có nguy cơ cao mắc xơ cứng do teo cơ.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh xơ cứng teo cơ một bên mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết xơ cứng teo cơ một bên

Ban đầu khi mới mắc bệnh xơ cứng teo cơ người bệnh sẽ nhận thấy bị yếu cơ ở tay, chân, đôi khi còn bị nói lắp. Tiếp đến sự yếu cơ sẽ lan đến phần tay, chân và các bộ phận khác của  cơ thể. Yếu cơ ở cột sống và cổ sẽ dẫn đến đầu bị gục xuống. Teo cơ và co giật ở lưỡi (rung cơ cục bộ) là những triệu chứng khá phổ biến sau đó.

Mặc dù vậy nhưng bệnh xơ cứng teo cơ một bên sẽ không gây ảnh hưởng đến các giác quan khác như thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, thị giác… Tuy nhiên người bệnh có thể gặp được các vấn đề về tâm thần như không nói được hoặc khó khăn khi tìm từ để nói.

Tùy thuộc vào từng người và từng loại tế bào thần kinh khác nhau mà người bệnh sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh, khi có các triệu chứng nghiêm trọng thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế như:

  • Gặp khó khăn trong việc đi lại và ngay cả khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
  • Bàn chân, chân, đầu gối bị yếu đi hoặc có cảm giác tê liệt.
  • Tay yếu đi và hoại tử.
  • Tình trạng nói lắp xuất hiện nhiều hơn kèm theo dấu hiệu tê cơ, tay, lưỡi co giật.
  • Khó khăn để ngẩng đầu lên hoặc khó đi đứng  hay ngồi đúng cách.

Ngay khi có triệu chứng bất thường của cơ thể thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

benh-xo-cung-teo-co
Chụp cộng hưởng từ hạt nhân được chỉ định trong chẩn đoán bệnh xơ cứng teo cơ

Xơ cứng teo cơ có nguy hiểm không?

Không điều trị bệnh sớm thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Một số biến chứng do bệnh gây ra như:

  • Mắc các vấn đề về đường hô hấp: triệu chứng của bệnh xơ cứng teo cơ làm tê liệt các cơ dùng để thở. Lúc này người bệnh cần sử dụng đến thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ thở vào ban đêm. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tử vong do suy hô hấp. Ở các trường hợp thì người bệnh sẽ có khả năng tử vong trong vòng từ 3 -–5 năm từ khi xuất hiện triệu chứng khởi phát.
  • Khó khăn trong việc nói chuyện: triệu chứng của xơ cứng teo cơ một bên theo thời gian sẽ gây ra khó khăn trong việc trò chuyện. Lâu dần người bệnh không thể giao tiếp bình thường được.
  • Ăn uống khó: người mắc bệnh sẽ bị thiếu dinh dưỡng, mất nước do tổn thương các cơ bắp kiểm soát hoạt động nuốt. Song song với đó thì người bệnh cũng sẽ có  thể đưa thức ăn, nước bọt, chất lỏng vào phổi làm dẫn đến tình trạng viêm phổi.
  • Trí tuệ bị sa sút: người bệnh có thể gặp phải vấn đề về trí nhớ, khả năng đưa ra quyết định.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh xơ cứng teo cơ một bên

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Trên thực tế thì bệnh xơ cứng teo cơ sẽ rất khó để chẩn đoán do các triệu chứng khá giống với những bệnh khác. Một số kỹ thuật và xét nghiệm để tìm ra kết quả của bệnh như:

  • Thăm dò khả năng dẫn truyền thần kinh.
  • Điện cơ ký.
  • Chụp cộng hưởng từ hạt nhân.
  • Chọc dò tủy sống.
  • Tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Sinh thiết cơ.

Phương pháp điều trị bệnh xơ cứng teo cơ một bên

Khi đã có kết quả chẩn đoán điều trị  bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp phổ biến như:

Dùng thuốc trong điều trị bệnh

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng theo sở thích của bản  thân vì sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh như: Riluzole, Edaravone… Mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng  chỉ định của bác sĩ để không gặp tác dụng phụ về thuốc.

Điều trị bằng liệu pháp

  • Hỗ trợ thở: Khi người bệnh cảm thấy khó thở và cơ bắp dần yếu đi nên bác sĩ thường xuyên kiểm tra hơi thở hoặc dùng thiết bị hỗ trợ hô hấp và ban đêm cho trường hợp khó thở nhiều lúc ngủ.
  • Hỗ trợ dinh dưỡng: Để đảm bảo bệnh nhân ăn các loại thực phẩm dễ nuốt, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp duy trì được sức khỏe của tim mạch, cơ bắp khỏe, cơ thể dẻo dai. Áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cải thiện được khả  năng vận động, di chuyển và bệnh nhân sẽ không cần phụ thuộc vào người khác khi di chuyển. Những bài tập vật lý trị liệu cần được hướng dẫn thực hiện bởi người có chuyên môn để đúng cách và đạt hiệu quả cao trong điều trị.
  • Trị liệu chức năng: Các thiết bị trị liệu chức năng có tác dụng khắc phục hậu quả do yếu cơ tay, chân. Những thiết bị đặc biệt này nếu được trị liệu đúng cách thì người bệnh sẽ hồi phục lại các sinh hoạt ngày thường như: ăn uống, tắm rửa, chải chuốt, mặc quần áo...
  • Trị liệu về ngôn ngữ: Các chuyên gia trị liệu về ngôn ngữ có thể khuyến khích bệnh nhân sử dụng thêm các vật dụng hỗ trợ khác, chẳng hạn như bảng chữ cái, bút, giấy. Phương pháp trị liệu này sẽ giúp cho người bệnh học được các kỹ thuật giao tiếp hiệu quả.
  • Hỗ trợ tâm lý và xã hội: Các chuyên gia tâm lý học sẽ hỗ trợ bệnh nhân khắc phục các vấn đề về tâm lý và kết nối với xã hội.

Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh xơ cứng teo cơ một bên, từ đó bệnh nhân nắm rõ hơn các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng, cách điều trị bệnh… Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.