Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Căng thẳng thần kinh là gì? Dấu hiệu và cách thoát khỏi căng thẳng

Cập nhật: 25/06/2019 11:12 | Nhâm PT

Căng thẳng thần kinh (stress) là một tình trạng rất phổ biến có tác động đến cơ thể và sức khỏe mọi người bất kể độ tuổi, giới tính. Vậy dấu hiệu căng thẳng là gì? Nguyên nhân do đâu? Những thay đổi nhỏ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn khắc phục được mỗi khi bị căng thẳng.

Căng thẳng thần kinh là gì? Dấu hiệu và cách thoát khỏi căng thẳng

 

Căng thẳng thần kinh do yếu tố vật lý, hóa học hay những cảm xúc bất ổn về tinh thần gây ra. Theo bác sĩ Nguyễn Khang, giảng viên khoa Xét nghiệm y học, Cao đẳng Y Dược HCM, căng thẳng có tác động xấu đến cơ thể và sức khỏe không khác gì một bệnh về tinh thần. Khi bạn bị căng thẳng quá sẽ làm tăng nhịp tim, khiến bạn thở nhanh hơn, nếu căng thẳng xảy ra quá thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu, sẽ khiến não trở nên kém minh mẫn và có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

Biểu hiện chứng tỏ bạn đang bị căng thẳng

Khi căng thẳng quá mức thể chất sẽ bị mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cổ, vai và lưng, ngủ nhiều nhưng cũng không cảm thấy người khỏe mạnh hơn.

Sự mệt mỏi này còn dẫn đến hàng loạt hậu quả như mụn nhọt, đau mỏi các cơ, đau ngực, ảnh hưởng tới khả năng tập trung và chú ý của bạn.

Căng thẳng khiến bạn bị đau mỏi khắp người

Căng thẳng khiến bạn bị đau mỏi khắp người

Mất ngủ, ngủ không ngon

Mất ngủ và ngủ không ngon là dấu hiệu dễ nhận thấy ở người đang bị căng thẳng, do phải suy nghĩ về các vấn đề xung quanh quá nhiều, về tất cả các nghĩa vụ bạn phải làm trong cuộc sống khiến cơ thể bị quá tải càng trở nên căng thẳng.

Bạn sẽ thấy mình ngày càng kiệt sức hơn, khi ngủ, bạn có thể gặp ác mộng. những giải pháp phù hợp là bạn nên thiền và tập thể dục, ăn uống lành mạnh.

Dễ bị ốm

Khi cơ thể làm việc quá tải trong thời gian dài thì cơ thể bạn sẽ khó hồi phục và mất dần khả năng đề kháng lại những bệnh nhỏ nhất, sức khỏe bạn sẽ dần yếu đi.

Đầu óc trống rỗng không thể tập trung

Đây là một trong những dấu hiệu rõ nhất của căng thẳng thần kinh, khi bị căng thẳng những công việc xung quanh sẽ sẽ rất khó để lưu tâm, không tập trung được vào công việc gì.  Khi bạn căng thẳng gần như mọi thứ xung quanh đang đánh nhau để thu hút sự chú ý của bạn tuy nhiên bạn thấy mình không thể lưu giữ những gì vừa nghe hoặc đọc được.

Giảm ham muốn tình dục

Suy giảm ham muốn tình dục là một trong những dấu hiệu xảy ra khi bạn căng thẳng. Đây là vấn đề mà rất nhiều người mắc phải nếu bị quá căng thẳng, họ cảm thấy không hứng thú và có cảm giác gì quan tâm tới bạn đời nữa.

Có thể lý trí họ muốn nhưng lại không có khả năng tập trung và không có tâm trạng nào để thực hiện hành động đó. Giải pháp tốt nhất là bạn nên tự kiểm soát bản thân, chia sẻ vấn đề đang gặp phải để nhận được sự thông cảm của người thân.

Hãy cởi mở vấn đề khiến bạn căng thẳng cho vợ hoặc chồng mình

Hãy cởi mở vấn đề khiến bạn căng thẳng cho vợ hoặc chồng mình

Mất kiên nhẫn

Mất kiên nhẫn cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên của việc bạn bị căng thẳng quá mức. Khi bạn bị căng thẳng quá mức, phần nguyên thủy não bộ của sẽ chiếm vị thế kiểm soát nên dễ cáu gắt và nổi giận ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất cũng khiến bạn ức chế. Căng thẳng khiến bạn mất kiên nhẫn và khó tha thứ cho người khác, sau cùng thì chính mình lại là người thấy hối hận nhiều nhất.

Choáng váng, chóng mặt

Khi căng thẳng làm giảm lượng oxy khiến bạn hít thở khó khăn hơn dẫn tới chóng mặt và thậm chí dẫn tới việc mất ý thức. Hãy hít thở sâu và tìm cách thư giãn khi bị căng thẳng.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng căng thẳng thần kinh?

Nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng có thể do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có 2 yếu tố chính là bên trong và bên ngoài.

  • Yếu tố bên trong: Là chính bên trong cơ thể bạn đang phải đấu tranh với nhiều mâu thuẫn xảy ra hoặc do chính bản thân tự tạo áp lực vào cuộc sống dẫn đến tiêu cực với bản thân thiếu ngủ liên tục.
  • Yếu tố bên ngoài: Gồm các nguyên nhân chính như mất người thân, mất việc, thất bại trong công việc, ở môi trường sống có ánh sáng hoặc tiếng ồn quá mức.

Những ảnh hưởng của căng thẳng đối với sức khỏe

Hệ hô hấp

Căng thẳng kéo dài đôi khi sẽ làm nhiều người mắc bệnh hen suyễn, cảm thấy khó thở hoặc các bệnh liên quan đến phổi.  Căng thẳng thường làm cho nhịp thở trở nên nhanh và vội vã hơn, stress cũng sẽ kích hoạt các cơn hen suyễn, đường hô hấp giữa mũi và phổi bị thu hẹp. Và có một số nghiên cứu cho rằng stress cũng sẽ gây ra chứng hoảng loạn cho một số người.

Hệ tiêu hóa

Khi bạn căng thẳng, (hoặc thậm chí là kiệt sức) bạn sẽ dễ bị ợ nóng hoặc trào ngược acid. Tùy người sẽ có nhu cầu ăn ít hoặc ăn nhiều hơn so với bình thường.

Khi bị stress, bạn sẽ dễ bị buồn nôn và đau dạ dày

Khi bị stress, bạn sẽ dễ bị buồn nôn và đau dạ dày

Nếu căng thẳng trở nên mãn tính bạn sẽ dễ bị buồn nôn và đau dạ dày, thậm chí, sẽ làm bạn bị nôn, bị loét hoặc đau dạ dày. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ăn rất nhiều nhưng không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể còn bị tiêu chảy, hoặc táo bón.

Hệ thống cơ xương khớp

Khi căng thẳng diễn ra tất cả các nhóm cơ sẽ co lại cùng một lúc bạn sẽ dễ chịu những cơn căng đến đau cơ, đau vai, cổ và đầu, các cơ chỉ giãn ra khi các cơn căng thẳng đi qua.

Sức khỏe sinh sản

Tình trạng áp lực, mệt mỏi sẽ khiến ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của các phụ nữ có thể kéo dài hoặc làm chậm, kinh không đều hoặc không xuất hiện kinh nguyệt. Triệu chứng thường thấy là cơ thể ì ạch, cảm giác khó chịu trong người, chuột rút, tâm trạng không ổn định, luôn trong tình trạng áp lực, mệt mỏi  

Triệu chứng stress sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, cùng nhiều triệu chứng tệ hại khác.

Căng thẳng, mệt mỏi có thể làm giảm ham muốn tình dục, họ sẽ chán nản với tất cả mọi thứ, trong đó có tình dục khiến bản thân dường như không lối thoát.

Giải pháp để thoát khỏi sự căng thẳng

Những nguyên nhân chính dẫn đến bị căng thẳng là do yếu tố tâm lý và các áp lực về tinh thần. Chính vì thế, nếu muốn loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống, bạn cần biết cách vượt qua nỗi sợ hãi, cân bằng lại tâm lý, bình tĩnh và khỏe mạnh phân loại cảm xúc của mình.

Ngừng dòng suy nghĩ lại

Bạn có thể dừng dòng suy nghĩ trong một thời gian, để đầu óc không phải đấu tranh suy nghĩ với ti tỉ thứ lộn xộn không có lợi cho bản thân. Hãy cố gắng chuyển suy nghĩ của bạn đến một điều gì khác vui vẻ hơn.

Dành thời gian cho những thứ bạn thích

Theo các sĩ trị liệu tâm lý, khi bị căng thẳng thần kinh bạn nên có một khoảng thời gian cho bản thân và làm bất cứ điều gì mình muốn như vẽ, nấu ăn, tập thể dục, đọc sách ... hay bất cứ điều gì làm cho bạn hạnh phúc đều có tác dụng. Cụ thể, nên duy trì những phương pháp giảm căng thẳng thần kinh như sau:

  • Không nên có tư tưởng tiêu cực
  • Tập yoga, ngồi thiền mỗi ngày sáng và tối
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tập thói quen ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng lành mạnh
  • Kiểm soát cảm xúc thay đổi của cơ thể hoặc các hình thức tương tự
  • Nghe tư vấn từ các chuyên gia y tế của các chuyên gia sức khỏe tâm thần khi cần thiết.
  • Can thiệp y tế nếu như cơ thể có những dấu hiệu sức khỏe nào được phát hiện theo chiều hướng xấu.