Nguyên nhân gây ra bệnh viêm vú
Thường ở những người phụ nữ khỏe mạnh sẽ ít gặp những triệu chứng của bệnh viêm vú. Tỉ lệ sản phụ mắc bệnh viêm vú từ 1 - 3%, việc căng sữa và cho con bú sẽ không thể gây ra những dấu hiệu nghiêm trọng hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến vú khiến cho sữa bị mắc kẹt trong vú, cụ thể như:
- Do ống dẫn sữa bị tắc: Sau khi ăn vú không hoàn toàn trống rỗng, các ống dẫn sữa có thể bị tắc. Những tắc nghẽn này làm cho sữa chạy ngược dòng và dẫn đến nhiễm trùng vú.
- Do các vi khuẩn xâm nhập vào vú: Bề mặt da và miệng của em bé có chứa vi khuẩn gây xâm nhập vào ống dẫn sữa qua nứt núm vú, thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Lâu dần vi khuẩn sẽ gây ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sản của vi khuẩn.
- Viêm vú mãn tính thường xảy ra ở những phụ nữ không cho con bú. Phụ nữ mãn kinh hay nhiễm trùng vú sẽ có liên quan đến tình trạng viêm mạn tính của những ống dẫn dưới núm vú.
Bệnh có thể xảy ra từ một đến vài tháng sau khi sinh em bé hoặc có thể xảy ra ở những phụ nữ không sinh con và phụ nữ sau thời gian mãn kinh.
Viêm tuyến vú có thể xảy ra do một số yếu tố như:
- Do cho bé bú sai tư thế hoặc sai cách.
- Trẻ có vấn đề về mút tay.
- Do thiếu dinh dưỡng thường xuyên.
- Thường xuyên hút thuốc lá.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến vú mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến vú
Các triệu chứng của bệnh viêm vú sẽ phát triển rất nhanh chóng và có thể bao gồm những dấu hiệu nhận biết như:
- Vùng vú thấy có dấu hiệu sưng đỏ, nóng và đau rát khi chạm vào.
- Xuất hiện khối u hoặc thấy cứng ở phía trên của vú.
- Các cơn đau rát nhiều, mức độ đau gia tăng khi cho con bú.
- Núm vú có tiết dịch, dịch màu trắng hoặc có vết máu.
- Ngoài ra thì cơ thể người mẹ sẽ bị các triệu chứng giống như cúm, đau, nhức và mệt mỏi.
Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây:
- Có dịch tiết ra từ núm vú.
- Mức độ đau gia tăng và sẽ gặp khó khăn khi sinh hoạt.
- Tình trạng đau kéo dài.
- Sản phụ sẽ có triệu chứng sốt cao, cơ thể mệt mỏi.
- Gây cản trở việc cho con bú do có khối u hoặc khối u mềm ở vú chưa biến mất sau khi cho con bú.
Ngay khi có các triệu chứng bất thường thì mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện chính xác tình trạng bệnh để có hướng điều trị kịp thời phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Phương pháp điều trị bệnh viêm vú
Căn cứ theo tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để có kết quả chính xác như:
- Thực hiện siêu âm để chẩn đoán áp xe sâu trong vú.
- Xét nghiệm máu.
- Kiểm tra tuyến sữa.
- Lấy mẫu mô ở miệng trẻ.
Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị chính xác.
Những phương pháp được dùng trong điều trị bệnh viêm vú phổ biến như:
Uống thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau có an toàn cho phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như acetaminophen hoặc ibuprofen sẽ không gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Sản phụ cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng theo sở thích cá nhân vì có thể gây hại đến sức khỏe.
Trường hợp người bệnh bị viêm vú mức độ nhẹ thì sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc dùng kháng sinh mức độ nhẹ. Chú ý dùng kháng sinh theo đúng liều lượng được chỉ định.
Nên cho trẻ bú thường xuyên: Cho trẻ bú ngay cả khi vùng vú đó bị viêm gây ảnh hưởng hoặc dùng máy hút sữa để giảm thiểu đi áp lực và có thể hút toàn bộ sữa ra ngoài. Vì các nhiễm trùng sẽ không gây hại cho trẻ nên bạn có thể để trẻ bú bình thường, tuy nhiên nếu vú bị viêm có biến chứng áp xe thì ngừng không cho con bú nữa.
Thực hiện các phương pháp giảm đau như chườm ấm hoặc tắm nước ấm để từ đó cải thiện các triệu chứng đau gây ra cho sản phụ. Tuy nhiên nếu nhiệt ấm không đem lại hiệu quả cao thì thay thế bằng cách chườm đá để dễ chịu và nhẹ nhõm hơn. Mặc dù vậy thì cũng cân nhắc việc chườm đá vì sẽ làm chậm đi dòng sữa.
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng và uống nhiều nước hàng ngày: Hãy bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm như đạm, protein, chất xơ, trái cây, hoa quả, uống 2 - 2,5 lít nước/ ngày để không giảm nguồn sữa.
Phẫu thuật: Khi tình trạng viêm vú trở nên nghiêm trọng hơn, các phương pháp thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả thì sẽ mẹ bầu sẽ được chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật. Có áp xe cần phải dẫn lưu, trước tiên cần tiêm thuốc gây mê cục bộ sau đó dùng kim hoặc ống tiêm rạch một đường nhỏ để dẫn lưu ổ áp xe ở bề mặt da.
Trường hợp áp xe ở sâu bên trong thì cần phải phẫu thuật dẫn lưu trong phòng mổ. Trước tiên cần phải gây mê toàn thân nhằm hạn chế tình trạng đau và dẫn được lưu hoàn toàn ổ áp xe ra. Đồng thời cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh và nhiệt để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Mặc dù tình trạng viêm vú sẽ không gây ra ung thư nhưng nếu sản phụ bị viêm vú trong thời gian dài thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm kỹ thuật chụp X-quang để loại bỏ dấu hiệu của bệnh ung thư.
Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng thói quen tốt sẽ giúp ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra viêm vú như:
- Mẹ nên để cho trẻ bú đều cả hai bên.
- Thường xuyên để trống bầu sữa giúp ngăn ngừa tình trạng căng sữa và tắc ống dẫn sữa.
- Nên dùng các biện pháp để trẻ bú không gây bị đau hay nứt núm vú.
- Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.
- Chú ý vệ sinh tay, núm vú để giữ vệ sinh cho trẻ.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm thông tin về bệnh viêm vú từ đó các mẹ bầu đã có thêm cho mình những kiến thức chính xác cũng như cách điều trị bệnh. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.