Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh như thế nào?

Cập nhật: 28/12/2020 09:52 | Trần Thị Mai

Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa nên khá nguy hiểm. Do vậy bạn cần nắm rõ những thông tin về bệnh để nhận biết sớm các triệu chứng. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!  

Đột quỵ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh như thế nào?

Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ oxy. Lúc đó một phần não chết đi và gây tổn thương não. Bệnh là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao hoặc có thể để lại di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân.

Căn cứ vào tình trạng bệnh mà chia thành 2 loại đột quỵ như đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết. Cụ thể như:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: loại đột quỵ này chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Nguyên nhân gây ra cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở đến quá trình máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: đây là tình trạng mạch máu đến não sẽ bị vỡ khiến cho máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Khi thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ… sẽ dẫn đến mạch máu bị vỡ.
  • Đột quỵ nhỏ: người bệnh có thể gặp phải các cơn thiếu máu não thoáng qua và điều này làm cho dòng máu cung cấp đến não bộ tạm thời bị giảm bớt. Đây là cảnh báo nguy cơ đột quỵ nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần hết sức lưu ý.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đột quỵ và được chia thành 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân do bệnh lý, cụ thể như:

  • Độ tuổi: khi tuổi càng cao thì sẽ có nguy cơ mắc tai biến cao hơn. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay lứa tuổi mắc đột quỵ ngày càng có xu hướng trẻ hơn.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi sẽ có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ.
  • Trong gia đình có người từng bị bệnh này thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn với những người bình thường.
  • Do ảnh hưởng của bệnh lý
  • Một số các bệnh lý sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc đột quỵ như:
  • Người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Thường xuyên có các triệu chứng của bệnh cao huyết áp: khi bị cao huyết áp điều này sẽ tạo điều kiện hình thành những cục máu đông và đột quỵ do xuất hiện não.
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh mỡ máu trong máu: khi lượng Cholesterol cao sẽ dẫn đến tích tụ trên thành của động mạch, từ đó gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Trọng lượng có thể tăng cao, béo phì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân, yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thông tin chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ

Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà sẽ có triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Do đó người bệnh không được chủ quan và nên chú ý đến sức khỏe của cơ thể, đặc biệt có các triệu chứng như:

  • Mặt có dấu hiệu bị tê cứng một nửa hoặc toàn bộ. Dấu hiệu dễ nhận thấy là nụ cười méo mó, cơ thể bị mất sức đột ngột.
  • Dấu hiệu tê liệt hoặc khó cử động. Cả hai tay không thể nâng qua đầu.
  • Hoa mắt chóng mặt, cơ thể bị mất thăng bằng, đột ngột, thị lực bị giảm sút.
  • Gặp các vấn đề khi nói như dính chữ, không rõ chữ hoặc bị nói ngọng.
  • Triệu chứng đau đầu kèm theo buồn. Những cơn đau đầu thường xuất hiện bất chợt.
  • Ngay khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu nghi ngờ mắc đột quỵ như ở trên thì cần chủ động khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp can thiệp kịp thời để tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

dot-quy

Chẩn đoán, điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng

Phương pháp điều trị bệnh đột quỵ

Đối với bệnh đột quỵ khi càng kéo dài lâu thì số lượng tế bào chết càng nhiều, từ đó khả năng vận động, tư duy của cơ thể ngày càng bị ảnh hưởng và nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tử vong.

Thời gian vàng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ và có tỷ lệ phục hồi cao với biến chứng thấp nhất là từ 4 – 5 giờ đối với nhồi máu não sẽ dùng thuốc để làm tan máu đông.

Một số các cách điều trị đột quỵ như:

  • Trong trường hợp bị đột quỵ do nhồi máu não gây ra bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc làm tan huyết khối Busting nhằm hòa tan các cục máu đông. Để có hiệu quả điều trị này phải được bắt đầu trong vòng 3 – 4 giờ khi các triệu chứng đầu tiên bắt đầu.
  • Tùy thuộc vào mức độ biến chứng của bệnh đột quỵ nhẹ, nặng khác nhau thì sẽ cần thực hiện biện pháp phục hồi chức năng khác nhau. Một số các biện pháp phục hồi chức năng như vật lý trị liệu, luyện tập ngôn ngữ...
  • Thực hiện các phương pháp điều trị bác sĩ cũng cần căn cứ vào tiền sử bệnh, tăng huyết áp, tiểu đường, sử dụng thuốc lá, lối sống, nồng độ cholesterol cao... để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn với tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra cần phải thực hiện ngăn ngừa đột quỵ bằng cách giảm hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ đầu tiên. Cách phổ biến để đạt được hiệu quả là cách sử dụng thuốc để ngăn ngừa tạo huyết khối. Hầu hết các trường hợp mỗi ngày nên dùng một lượng nhỏ aspirin mỗi ngày là đủ. Những người khác cần phải kiểm soát huyết áp và làm giảm các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác như tiểu đường, tăng cholesterol, hút thuốc lá và thừa cân.

Cách phòng tránh đột quỵ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... trong đó chế độ dinh dưỡng là những yếu tố quan trọng gây ra các bệnh lý này. Nên tốt nhất người bệnh cần chú ý chế độ dinh dưỡng một cách phù hợp như:

  • Thường xuyên sử dụng các loại ăn rau củ, các loại đậu, ngũ cốc.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ và bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thịt trắng, hải sản, trứng...
  • Tránh những thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhanh, đồ hộp...
  • Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nước trái cây hoặc sữa đậu nành.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Tập thể dục hàng ngày

Duy trì việc tập thể dục sẽ giúp ích cho việc tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh.  Mỗi ngày cần dành khoảng 30 phút để tập thể dục với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ... sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Giữ ấm cơ thể

Cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ khiến cho huyết áp tăng lên và gây ra tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Do đó cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt với những người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

Không hút thuốc lá

Hút là là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

 

Mọi thông tin về tình trạng đột quỵ được chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc nào hãy hỏi bác sĩ, dược sĩ để có được những thông tin giải đáp đầy đủ và chi tiết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục này để cập nhật thêm những thông tin y khoa hữu ích khác.