Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân dẫn đến giác mạc hình chóp là gì?

Cập nhật: 19/10/2022 14:24 | Trần Thị Mai

Giác mạc bình thường có hình tròn khi mắc bệnh giác mạc hình chóp thì giác mạc sẽ phình ra giống hình nón khiến cho tầm nhìn bị ảnh hưởng. Giác mạc hình chóp có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh giác mạc hình chóp.  

Nguyên nhân dẫn đến giác mạc hình chóp là gì?

Bệnh giác mạc chóp là bệnh lý giác mạc. Khi biến đổi làm phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc bị phình ra và bị tiêu mỏng, không còn sự đều đặn. Người khi mắc bệnh này sẽ bị ảnh hưởng đến thị lực và rất dễ nhầm lẫn với các tật khúc xạ của mắt như cận thị hay loạn thị.

Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm có thể khiến người bệnh bị mù vĩnh viễn cần được phát hiện và điều trị kịp thời để hạn chế đến mức tối đa các hậu quả đáng tiếc xảy ra. 

Nguyên nhân gây bệnh giác mạc chóp

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra bệnh giác mạc chóp. Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh giác mạc chóp như:

  • Nội tiết tố: ở thời điểm nhất định với độ tuổi thì nội tiết tố có thể trở thành nhân tố gây ra các loại bệnh. Thông thường bệnh giác mạc hình chóp sẽ phát triển sau độ tuổi dậy thì và có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai.
  • Di truyền: khi các sợi collagen trong giác mạc của người có khiếm khuyết di truyền trở nên suy yếu. Lúc này collagen suy yếu thì các giác mạc sẽ không còn được giữ trong suốt và cấu trúc mái vòm, giác mạc bắt đầu phình ra phía trước.
  • Môi trường sinh hoạt hàng ngày: Thường xuyên phải tiếp xúc với quá nhiều các tia cực tím hoặc ở trong môi trường ô nhiễm khói bụi gây các bệnh dị ứng ở mắt.
  • Trước đó đã có tiền sử mắc các bệnh lý về thị giác như tiền sử viêm kết mạc mùa xuân hay day dụi mắt  nhiều làm ảnh hưởng giác mạc…
  • Người thường xuyên sử dụng kính áp tròng sẽ làm gia tăng sự phát triển của giác mạc hình chóp.
  • Độ tuổi: nhiều nhất trong độ tuổi từ thanh thiếu niên sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn những người bình thường.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các yếu tố khác gây ra bệnh giác mạc hình chóp, bạn đọc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được tham khảo thêm hoặc tìm hiểu các loại bệnh khác.

Biểu hiện của giác mạc hình chóp

Khi bị mắc giác mạc hình chóp, người bệnh thường có các triệu chứng thay đổi thị lực theo 2 cách dưới đây như:

  • Giác mạc thay đổi từ hình vòm thanh hình chóp với bề mặt nhẵn sẽ bị thay đổi, điều này gây ra loạn thị không thường xuyên.
  • Ngày càng về sau phía trước giác mạc sẽ bị dãn rộng ra và gặp khó khăn trong việc nhìn xa.
  • Có triệu chứng phù giác mạc và sợ ánh sáng, đau mắt đột ngột.
  • Nhìn hình ảnh bị phân hai hoặc ba so với vật gốc.
  • Ở hai mắt bị suy giảm thị lực và không đối  xứng với nhau.
  • Thị lực bị thay đổi đột ngột và thường xuyên phải thay kính khi loạn thị và cận thị.

Ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh giác mạc hình chóp thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

giac-mac-hinh-chop
Có những phương pháp nào để điều trị bệnh giác mạc hình chóp?

Các kỹ thuật dùng trong chẩn đoán bệnh giác mạc hình chóp

Khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc giác mạc chóp thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật để đưa ra kết quả bệnh tình chính xác. Một số các kỹ thuật thường được dùng trong chẩn đoán bệnh giác mạc chóp như:

Soi bóng đồng tử và soi đáy mắt trực tiếp: kỹ thuật này sẽ phát hiện bệnh ở trong giai đoạn mới bằng dụng cụ hỗ trợ máy soi đáy mắt.

Đo tật khúc xạ: đo tật khúc xạ của mắt xem có bình thường hay không, thuộc loại bình thường, cận thị, viễn thị hay giác mạc hình chóp, nếu bị tật thì độ khúc xạ là bao nhiêu. 

Đo độ cong giác mạc

Dùng kính hiển vi: nhờ đó sẽ kiểm tra được bên trong giác mạc. Nếu có xuất hiện nếp nhăn trong giác mạc hoặc quan sát thấy một vòng tròn thể hiện sự lắng đọng sắt xung quanh giác mạc thì đồng nghĩa với việc bạn đã mắc bệnh giác mạc hình chóp.

Giác mạc hình chóp được điều trị như thế nào?

Một số các phương pháp được dùng phổ biến trong điều trị bệnh giác mạc hình chóp như:

  • Sử dụng kính thuốc: thường sử dụng cho những người bệnh ở giai đoạn đầu khi độ cận và loạn thị còn ở mức độ nhẹ. 
  • Kính áp tròng: Đối với các trường hợp bệnh diễn biến không đồng đều sẽ được chỉ định dùng kính áp tròng để tối đa hóa thị lực. Hiện nay trên thực tế có hai loại kính áp tròng là mềm và cứng. Tuy nhiên, kính áp tròng không dùng được trong trường hợp sẹo giác mạc.
  • Ghép biểu mô giác mạc: Là phương pháp được lựa chọn khi kính áp tròng không còn hữu ích. Nhưng cũng không được áp dụng trong trường hợp có sẹo giác mạc.
  • Ghép giác mạc xuyên: Được coi là phương pháp điều trị cuối cùng được sử dụng trong trường hợp không thể đeo được kính áp tròng, có sẹo giác mạc, giác mạc quá mỏng, vị trí hình chóp lệch trung tâm nhiều, xuất hiện phù giác mạc cấp tính. Tỉ lệ thành công của phương pháp này là 90 – 97%.

Bệnh nhân có bệnh giác mạc hình chóp cần khám mắt định kỳ để theo dõi, tìm hiểu về các loại thuốc tây để đạt hiệu quả trong điều trị, phát hiện sớm các biến chứng. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ, vệ sinh bảo quản kính để đảm bảo sức khỏe ăn toàn cho mắt và hạn chế đến mức tối đa các biến chứng quá trình sử dụng kính.

Để tình trạng mắc bệnh giác mạc hình chóp được thuyên giảm nhanh chóng thì bạn nên kết hợp việc dùng thuốc với các bài tập, chế độ dinh dưỡng và tuân thủ theo đúng các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên những thông tin y khoa hữu ích ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.