Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh viêm tai giữa cấp tính xuất hiện các triệu chứng nhận biết như thế nào?

Cập nhật: 23/03/2021 10:59 | Trần Thị Mai

Bệnh viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng sẽ xảy ra chủ yếu ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi. Nếu không theo dõi và điều trị kịp thời bệnh tiến triển nhanh và có thể gây ra một số các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ sau này. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh ở dưới bài viết.  

Bệnh viêm tai giữa cấp tính xuất hiện các triệu chứng nhận biết như thế nào?

Bệnh viêm tai giữa cấp tính là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh?

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng viêm cấp tính ở tai giữa với đợt bùng phát nhanh, ngắn vời dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng tai giữa kèm theo đó là có dịch trong tai giữa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em và diễn biến trong khoảng từ 2 – 3 tuần với các triệu chứng tiêu biểu của một quá trình viêm cấp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa cấp tính, thường do viêm mũi họng, viêm xoang, viêm Amidan, viêm VA…

Bệnh viêm tai giữa cấp tính còn liên quan đến các bệnh như sởi, ho gà, cúm, bệnh đường hô hấp trên.

Viêm đường tai giữa cấp tính còn có nguy cơ gia tăng khi mắc chấn thương áp lực gây thủng màng nhĩ, nhét bấc mũi sau đó để quá lâu, viêm ở vòm mũi họng, xì mũi không đúng cách gây viêm, thoái hóa đuôi cuốn mũi…

Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn nhưng chủ yếu sẽ xảy ra ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi. Do trẻ em ở lứa tuổi này thường xuyên sử dụng các vật dụng không được vệ sinh sạch sẽ, uống khi nằm, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, không khí lạnh hoặc sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa cấp tính khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tham khảo chi tiết.

Triệu chứng nhận biết viêm tai giữa cấp tính

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai giữa cấp tính, tình trạng cơ thể của người bệnh mà có các triệu chứng điển hình của bệnh sẽ phát triển qua từng giai đoạn, cụ thể như:

Giai đoạn khởi phát chưa xuất hiện mủ trong hòm nhĩ

Toàn thân sẽ có triệu chứng đang bị viêm mũo họng như chảy mũi, ngạt mũi. Cơ thể bị sốt cao từ 39 – 40 độ C.

Ban đầu thấy ngứa tai sau đó đau nhức dữ dội, khả năng nghe dần kém đi.

Màng nhĩ bị xung huyết đỏ ở góc sau trên hoặc ở dọc cán xương búa hoặc ở vùng màng chùng.

Giai đoạn Toàn phát

Trong giai đoạn này sẽ trải qua hai thời kỳ là thời kỳ ứ mủ và thời kỳ vỡ mủ.

  • Ở thời kỳ ứ mủ: người bệnh bị sốt cao trong thời gian dài kèm theo tình trạng mệt mỏi, khó ngủ, trong lượng cơ thể giảm sút nhanh chóng, rối loạn tiêu hóa đi ngoài sống phân, nôn trớ, đầy bụng. kèm theo đó là triệu chứng đau tai dữ dội, trẻ nhỏ sẽ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú….
  • Ở thời kỳ vỡ mủ: triệu chứng của thời kỳ này sẽ xuất hiện vào ngày thứ 4, lúc này thân nhiệt và cảm giác đau đã giảm, hết quấy khóc. Ống tai đầy mủ, lau sạch lỗ thủng màng nhĩ khác nhau tùy theo màng nhĩ có được chích rạch hay không.

Bệnh viêm tai giữa cấp tính nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính. Cụ thể các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa mãn tính như:

  • Viêm tai giữa mãn tính.
  • Viêm xương chủm cấp.
  • Viêm mê nhĩ.
  • Viêm màng não, áp xe não.
  • Xơ nhĩ, xẹp nhĩ.

Nên để hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thì ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý mũi họng thì cần đi khám để điều trị sớm phòng lây lên tai.

benh-viem-tai-giua-cap-tinh
Bệnh viêm tai giữa cấp tính có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn

Các biện pháp điều trị viêm tai giữa

Việc phát hiện tình trạng viêm tai giữa cấp tính đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả bệnh do đó cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kết hợp giữa biểu hiện lâm sàng của người bệnh và hỏi bệnh để có định hướng xác định bệnh và hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như:

  • Soi tai để xác định tai giữa có xuất hiện dịch, xung huyết hoăc mủ.
  • Đo màng nhĩ và đồng thời kiểm tra thính giác để xem bệnh có gây ảnh hưởng đến thính lực hay không.

Sau khi đã xác định chính xác được mức độ của bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh để từ đó đưa ra phương pháp điều trị có hiệu quả.

Theo nghiên cứu thì có tới khoảng 80%  nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi sau khoảng từ 4 đến 7 ngày mà không cần sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp cần dùng kháng sinh thì liệu trình điều trị kéo dài trong khoảng 7 ngày.

Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trj là một phương pháp điều trị khá hiệu quả tình trạng viêm tai giữa cấp tính như: Amoxicillin, augmentin, azithromycin, các cephalosporin thế hệ I,II, III.

Việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị người bệnh cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thông thường khi điều trị kháng sinh trong khoảng 3 – 4 ngày là có thể nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm, tuy nhiên vẫn cần dùng hết liệu trình đủ 7 ngày để vi khuẩn tái lại.

Trong trường hợp dùng thuốc không điều trị được tình trạng của người bệnh thì cần sử dụng đến phương pháp phẫu thuật.

Các giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ song hành với phác đồ điều trị người bệnh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ các vật dụng xung quanh và chú ý giữ ấm khi tiếp xúc lạnh để phòng bệnh một cách có hiệu quả nhất.

Sau khi điều trị thì người bệnh cần tái khám lại trong vòng từ 1 – 4 tuần sau điều trị để kiểm tra xe đã hết nhiễm trùng và dịch trong tai đã thoát hết ra ngoài chưa. Trong trường hợp xuất hiện nhiễm trùng tai thì cần kiểm tra xem đó là diễn biến của đợt nhiễm trùng cũ để sử dụng loại kháng sinh phù hợp.

Hy vọng những thông tin về bệnh viêm tai giữa cấp tính ở trên đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.