Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào?

Cập nhật: 04/04/2022 02:59 | Trần Thị Mai

Nhiễm trùng đường tiêu hóa là căn bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh sẽ gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Biểu hiện của bệnh như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh.  

Nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ em chủ yếu là do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra bệnh. Bệnh chủ yếu lây qua đường  ăn uống hoặc khi tiếp xúc với nguồn nước, thực phẩm chứa tác nhân gây ra bệnh. Cụ thể các nguyên nhân gây ra bệnh như:

Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm trùng đường ruột như vi khuẩn E.coli, Salmonella. Trong đó vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn phổ biến nhất trong ruột của người và động vật, loại vi khuẩn này dễ dàng lây qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc các loại thực phẩm tiếp xúc với phân động vật, đặc biệt có thể lây lan khi người với người tiếp xúc trực tiếp với nhau. Cơ thể người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella sẽ là đối tượng thường xuyên ăn thịt gia cầm, trứng sống hoặc thực phẩm chưa được nấu chín.

Do virus: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, điển hình là virus Noro lây lan qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm và cũng có thể lây truyền từ người sang người. Ngoài ra virus Rota được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy nặng ở trẻ em dưới 3 tuổi. Thông thường virus Rota sẽ sinh sống ở trên các bề mặt như mặt bàn ghế, đồ chơi, tay vịn hoặc thậm chí trên da của trẻ nhỏ, khi trẻ cầm nắm đồ chơi, chạm tay vào những bề mặt có virus và đưa tay lên miệng tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ gây ra bệnh.

Do ký sinh trùng: Giardia và Cryptosporidium là hai loại ký sinh trùng dễ dàng bị lây lan khi tiếp xúc với người hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó những người thường xuyên tắm ở sông, suối, ao hồ có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng tiêu hóa. 

Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa

Một số các triệu chứng giúp người bệnh nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa như:

  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Đau bụng, buồn nôn: Bụng đau co thắt là triệu chứng điển hình của người bị bệnh nhiễm trùng đường ruột. Thông thường cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 - 4 phút/ lần. Kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, dễ nôn mửa.
  • Mắc hội chứng ruột kích thích: Người cao tuổi hoặc những người làm việc quá căng thẳng sẽ dễ mắc triệu chứng này. Cùng với các biểu hiện như đại tiện phân không đều, thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng, đau bụng âm ỉ…
  • Tiêu chảy: Khi nguyên nhân gây ra bệnh xâm nhập sâu hơn vào đường tiêu hóa sẽ gây ra tiêu chảy. Người bệnh có thể bị tiêu chảy và đặc biệt khi bị mất nước ngày càng nhiều. Người bệnh đi ngoài phân lỏng  nhiều lần trong ngày, phân có mùi khó chịu, lâu dần dẫn đến hạ thân nhiệt, mệt mỏi.
  • Trầm cảm: Khi nhiễm trùng nấm men đường ruột người bệnh sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao. Lúc đó người bệnh sẽ thấy mệt mỏi và thậm chí không muốn hoạt động nhiều.
  • Giấc ngủ bị rối loạn với các triệu chứng như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó vào giấc ngủ… trong suốt thời gian dài.
  • Nghiến răng: Có nhiều trường hợp bị nhiễm trùng tiêu hóa bị nghiến răng khi ngủ.
  • Nhức đầu: Mất nước hoặc có các chất kích thích trong hệ thống tiêu hóa thì người bệnh sẽ thấy đau đầu.
  • Bỏng da: Trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột gây ra cảm giác nóng bỏng và ngứa da. 

Sẽ còn có những triệu chứng khác để nhận biết bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa mà chưa được liệt kê ở trên. Mỗi người sẽ có dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh nên cần theo dõi sức khỏe ngay khi có dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. 

Bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì sẽ có nguy cơ mắc tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe như: 

  • Mắc hội chứng ruột kích thích khi các ký sinh trùng cư trú ở trong ruột.
  • Bị chảy máu đường ruột và gây ra nhiễm trùng nặng.
  • Có nguy cơ bị viêm loét đại trực tràng.
  • Mắc một số biến chứng phải phẫu thuật cắt bỏ từng đoạn ruột.
  • Trường hợp bị tiêu chảy sẽ gây ra mất nước, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tử vong.
nhiem-trung-duong-tieu-hoa
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám 

Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa

Căn cứ vào tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa mà người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định các phương pháp điều trị như:

Tự chăm sóc tại nhà

Trường hợp người bệnh mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thì sẽ có thể tự khỏi trong một vài ngày mà không cần tiến hành điều trị nhiều. Thể trạng sức khỏe và mức độ mắc bệnh sẽ có thời gian mắc bệnh khác nhau. Đối với những trường hợp nhẹ người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể để phục hồi sức khỏe tốt nhất.

Điều trị y tế

Trường hợp người bệnh bị tiêu chảy mất nước quá nhiều thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và kịp thời cấp cứu truyền nước qua đường tĩnh mạch.

Như vậy thì người bệnh sẽ cần thời gian để hồi phục hoàn toàn và nếu rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm  như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân.

Điều trị bằng thuốc

Việc xác định được nguyên nhân gây ra bệnh như vi khuẩn thì bác sĩ đưa ra liệu trình điều trị bằng kháng sinh để phù hợp hơn. Một số kháng sinh thường dùng như: Ciprofloxacin, Metronidazol…

Tốt nhất, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi không có chỉ định cụ thể.

Để hạn chế diễn biến của bệnh nguy hiểm và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng do bệnh gây ra thì người bệnh cần lưu ý:

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ tay và môi trường xung quanh để hạn chế được các nguyên nhân gây ra bệnh như di virus, vi khuẩn.
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể hàng ngày.
  • Chú ý không sử dụng vật dụng cá nhân với người khác.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi và đảm bảo được nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thông tin giải đáp cho bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, từ đó biết cách phòng và điều trị bệnh tốt hơn. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa do đó những cha mẹ nên chú ý tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng điều hòa cho trẻ.