Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu để nhân biết bệnh bạch hầu?

Cập nhật: 08/11/2021 12:02 | Trần Thị Mai

Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào? Các dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu như thế nào? Phương pháp điều trị bệnh?... Tất cả các thông tin về bệnh bạch hầu sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết, bạn đọc cùng theo dõi nhé.  

Dấu hiệu để nhân biết bệnh bạch hầu?

Nguyên nhân bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, thanh quản, hầu họng, mũi. Bệnh có thể xuất hiện được cả ở da và các niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc những bộ phận sinh dục.

Bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch cầu.

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu. Bệnh có thể dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Bên cạnh đó bệnh có thể gây lây lan bệnh thông qua việc tiếp xúc đồ chơi hoặc những vật dụng có chất bài tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch cầu trước đó.

Ngay kể cả những người mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng thì cũng có khả năng lây truyền cho người khỏe mạnh  sau khoảng 6 tuần kể từ thời gian bị nhiễm bệnh.

Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu như:

  • Người không được tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ các mũi.
  • Bạn đi du lịch đến một đất nước không tiêm chủng vắc xin bạch hầu.
  • Mắc các rối loạn miễn dịch như bệnh AIDS.
  • Những người sống trong điều kiện môi trường không vệ sinh hoặc quá đông đúc, chật hẹp.
  • Đối tượng trẻ em thường được tiêm phòng bệnh bạch hầu từ khi mới sinh ra nên sẽ hiếm gặp bệnh lý này. Ở những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp thì bệnh vẫn có khả năng lây lan ở những trẻ em dưới 5 tuổi và người cao tuổi trên 60 tuổi.

Ngoài ra bệnh bạch hầu sẽ còn có ở những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết bệnh bạch hầu

Trong khoảng từ 2 – 5 ngày sau khi mắc bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như đau họng, ho và sốt kèm theo cơ thể ớn lạnh. Những triệu chứng được có thể tăng từ nhẹ đến nặng hơn tùy thuộc vào vị trí vi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu, cụ thể như:

Trường hợp bệnh bạch hầu xuất hiện mũi trước: Người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như sổ mũi, chảy mũi ra chất mủ nhầy có khi lẫn máu hoặc màng trắng ở vách ngăn mũi. Đây là thể bệnh nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào màu.

Trường hợp bệnh bạch hầu xuất hiện ở họng và amidan: Người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon miệng, đau cổ họng kèm theo sốt nhẹ. Từ khi mắc bệnh đến khoảng 2 – 3 ngày sẽ xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amidan lâu dần lan rộng sang cả vùng hầu họng. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Trường hợp bạch hầu xuất hiện ở thanh quản: Ở vị trí này bệnh sẽ có diễn biến nhanh và rất nguy hiểm. Các dấu hiệu thì dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như sốt, khàn giống, ho nhiều nên khi khám mới có thể phát hiện ra. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến suy hô hấp và có nguy cơ gây ra tử vong trong thời gian ngắn.

Khi mắc bệnh bạch hầu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tình trạng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Ngoài ra bệnh nhân có thể bị mắc thoái hóa thận, suy thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Để hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe thì người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và nên đến các cơ sở y tế thăm khám ngay khi có những triệu chứng bất thường về sức khỏe.

benh-bach-hau
Nên tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế

Các con đường lây nhiễm bệnh bạch hầu

Thông thường vi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu sẽ xuất hiện ở trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy cổ họng và lây lan qua ba con đường như:

Thông qua những giọt nước trong không khí

Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi, ho hoặc phát ra một giọt nước có chứa mầm bệnh  thì virus bạch hầu sẽ dễ dàng lây lan nhanh chóng ra cộng đồng.

Sử dụng chung vật dụng cá nhân có chứa mầm bệnh

Dùng chung các vật dụng mà người nhiễm bệnh từ người nhiễm bệnh đã dùng cốc uống nước chưa rửa, tiếp xúc giấy ăn đều có thể bị lây nhiễm bạch hầu.

Đồ gia dụng bị ô nhiễm

Các vật dụng dùng chung trong gia đình như đồ chơi, khăn… cũng có thể gây lây nhiễm bệnh bạch hầu khi tiếp xúc với vi khuẩn  bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh.

Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu

Bác sĩ sẽ chỉ định người  bênh lấy mẫu bệnh phẩm ở họng hoặc mẫu mô từ vất thương bị nhiễm trùng của người bệnh mang đi xét nghiệm để xác định chính xác có đúng loại virus gây ra bạch hầu hay không.

Khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp với tình trạng bệnh. Cụ thể các phương pháp sử dụng trong điều trị bệnh bạch hầu như:

Sử dụng kháng sinh

Có triệu chứng mắc bạch hầu sẽ được chỉ định tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/kg (tối đa 1,2g) trong 10 ngày. Thuốc này không nên tiêm tĩnh mạch.

Liệu pháp oxy

Chỉ cho người bệnh thở oxy trong trường hợp có triệu chứng tắc nghẽn đường thở. Tuy nhiên khi mắc các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng hoặc bứt rứt thì cần được chỉ định mở khí quản hơn là cho thở oxy.

Hoặc có thể sử dụng catheter mũi hoặc mũi hầu nhưng cần lưu ý vì phương pháp này có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, đau nhức và thúc đẩy đến tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Mở khí quản, đặt nội khí quản

Xuất hiện các dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, thở rút lõm ngực năng và bứt rứt thì sẽ được chỉ định mở khí quản bởi những bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên phương pháp đặt nội khí quản qua miệng là thủ thuật thay thế nhưng có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn.

Điều trị hỗ trợ

Sử dụng paracetamol trong trường hợp trẻ bị sốt trên 39 độ C gây ra các triệu chứng khó chịu.

Dùng các biện pháp khuyến khích trẻ ăn và uống. Trường hợp trẻ khó nuốt thì có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày.

Tránh thăm khám thường xuyên và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi có thể hoặc tránh quấy rầy trẻ khi không cần thiết.

Trên đây là những thông tin cần thiết về Bệnh bạch hầu, từ đó bệnh nhân cần nắm rõ để xác định được bước đầu những biểu hiện, tác động của bệnh tới sức khỏe và vận động hàng ngày. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.