Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ tim phì đại là gì?

Cập nhật: 13/10/2022 15:46 | Trần Thị Mai

Bệnh cơ tim phì đại là khi tâm thất trái hoặc toàn bộ cơ tim, thất phải và mỏ tim bị phì đại và dày lên bất thường. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về bệnh cơ tim phì đại ở dưới bài viết,  bạn đọc hãy cùng theo dõi.  

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cơ tim phì đại là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim phì đại

Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng bị rối loạn cơ tim làm giảm đi khả năng co bóp lưu thông  máu và gây ra những ảnh hưởng đến nhịp tim dẫn đến rối loạn nhịp tim. 

Trường  hợp bị mắc bệnh cơ tim phì đại sẽ khiến cho các sợi cơ tim phát triển bất thường làm cho dành tim dày lên,  nhiều hơn ở khoang bơm máu chính, bên trong tâm thất trái sẽ bị thu nhỏ và lúc này tim cũng không thể  giãn  ra giữa các nhịp đập làm cho tâm thất bơm  máu ra ngoài tim ít hơn. Người bệnh sẽ bị đau thắt ngực, khó thở hoặc đột tử do cơ chế gây ra bệnh.

Đây là một căn bệnh có gen di truyền và hiện có đến 13 gen với khoảng hơn 900 đột biến gây ra bệnh cơ tim phì đại.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại như:

  • Do có vấn đề bất thường ở bộ máy dưới van hai lá.
  • Bị hẹp eo động mạch chủ.
  • Có các triệu chứng tăng huyết áp.
  • Corticoide ở  trẻ sơ sinh.
  • Trẻ em sẽ ít khi bị bệnh cơ tim phì đại, tuy nhiên nếu mắc bệnh thì rất khó để xác định được nguyên nhân gây ra bệnh.

Căn cứ vào tình trạng và chức năng của tim thì bệnh cơ tim phì đại sẽ được chia thành 2 loại

  • Bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn: Ở dạng này thì người bệnh sẽ không bị giảm đi lưu lượng máu qua tim nhưng  tâm thất trái của người bệnh có thể dày hơn, cứng hơn để hạn chế tình trạng thức máu của tâm thất trái nhằm giảm đi lương lượng máu bơm đi ra ngoài tim để đi nuối cơ thể.
  • Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn: Dạng này chiếm đến 60 - 70% những trường hợp mắc bệnh cơ tim phì đại.  Bị tắc nghẽn là do có  vách ngăn ở giữa tâm thất  trái, tâm thất phải dày hơn và điều này sẽ gây ra những tắc nghẽn đường ra bên cạnh đó còn làm giảm đi lưu lượng máu qua tim.

Thường những đối tượng là người trẻ tuổi dưới 35 hoặc các vận động viên thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh cơ  tim phì đại. 

Ngoài ra sẽ còn có nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc  bệnh cơ tim phì đại mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết của bệnh cơ tim phì đại

Mỗi người tùy thuộc vào cơ địa mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Do đó người bệnh thường chủ quan đến giai đoạn muộn rồi mới phát hiện ra bệnh. 

Người mắc bệnh cơ tim phì đại sẽ gặp phải các triệu chứng bất thường như:

  • Ngay khi người bệnh có các triệu chứng bất thường thì nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, thăm khám sớm. 
  • Xuất hiện triệu chứng khó thở, đặc biệt là khi gắng sức sẽ cảm thấy khó thở hơn.
  • Có triệu chứng đau nhói ngực.
  • Bị ngất xỉu. Đây chính là dấu hiệu bị rối loạn nhịp nhanh thất hoặc  rung thất nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến nguy cơ đột tử.
  • Đánh trống ngực.

Bệnh cơ tim phì đại có  nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh cơ tim phì đại mà không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến những  biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Rối loạn nhịp tim: Khi mắc bệnh cơ tim phì đại có thể dẫn đến rung tâm nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất… điều này có thể dẫn đến nguy cơ hình thành nên cục máu đông dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
  • Bị thiếu máu cơ tim: Do  sự dày lên của cơ tim sẽ làm ảnh hưởng đến động mạch vành suy giảm kéo dài trong một thời gian cơ tim sẽ bị thiếu máu để nuôi dưỡng.
  • Hở van hai lá: van hai lá là van ngăn cách tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Trường hợp cơ tim dày lên sẽ khiến cho khoảng không gian lưu thông  giảm đi làm gia tăng áp lực của dòng máu lên van tim điều này sẽ gây ra ảnh hưởng đến hoạt động van hai lá và gây hở van.
  • Gây ra suy tim: Tim sẽ bị giảm khả năng bơm máu nếu cơ tim dày lên và khó để đáp ứng lại nhu cầu của cơ thể và lâu dần dẫn đến bệnh suy tim.
benh-co-tim-phi-dai
Siêu âm tim để phát hiện ra các bất thường 

Kỹ thuật chẩn đoán và phương  pháp  điều trị bệnh cơ tim phì đại

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Nhận thấy người bệnh có các triệu chứng của bệnh cơ tim phì đại thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Siêu âm tim: Nhằm xác định những sự thay đổi của cơ tim như dòng máu bơm tim bị tắc nghẽn hoặc độ dày của cơ tim.
  • Đo điện tim: Kỹ thuật này sẽ phát hiện ra những tín hiệu bất thường của tim.
  • Bên cạnh đó thì người bệnh có thể thực hiện những  kỹ thuật chẩn đoán khác như kiểm tra chức năng tim khi vận động, chụp MRI…

Phương pháp điều trị bệnh

Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim phì đại sẽ giúp cải thiện nhanh chóng  những triệu chứng nguy hiểm, đồng thời hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị bệnh cơ tim phì đại như:

Sử dụng thuốc trong điều trị

Dùng nhóm thuốc chẹn beta nhằm bảo tồn cơ tim và ổn định nhịp tim.

Nhóm thuốc chẹn kênh canxi nhằm kéo dài thời gian tâm trương và gia tăng sức co bóp, đồng thời chống rối loạn nhịp tim.

Xây dựng lối sống sinh hoạt phù hợp, lành mạnh

Không nên hoạt động gắng sức trong thời gian bị cơ tim phì đại, hạn chế tham gia những môn thể thao vận động với cường độ cao như bóng đá, chạy bộ…

Chú ý việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác  sĩ chuyên khoa.

Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ nhằm kiểm soát được tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Phẫu thuật

Khi việc điều trị bằng thuốc không đáp ứng được hiệu quả điều trị thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật  hay đốt cơ tim bằng cồn nguyên chất, cụ thể  từng phương pháp điều trị như:

Phẫu thuật cắt lọc cơ tim: Phương pháp này sẽ cắt bỏ đi phần phì đại của vách liên thất nhắm mục đích giải phóng được đường ra thất trái. Việc phẫu thuật tim này cũng sẽ đồng thời sửa chữa được van tim do bệnh lý. Trong trường hợp người bệnh có hệ thống dẫn truyền tim bị ảnh hưởng sẽ cần phải gắn máy tạo nhịp vĩnh viễn.

Đốt cơ tim bằng cồn nguyên chất: Phương pháp này sẽ sử dụng cồn nguyên chất đưa ống thông theo đường mạch đến động mạch vành nhằm cung c ấp được máu nuôi phần  cơ tim phì đại. Đến khi xác định nhánh động mạch phù hợp bác sĩ sẽ bơm từ 3 - 4ml cồn nguyên chất và làm cho động mạch đó bị tắc không thể cung cấp máu cho phần cơ tim bị phì đại.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc sẽ có  thêm nhiều kiến thức về bệnh cơ tim phì đại, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.