Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị bệnh

Cập nhật: 11/01/2021 14:59 | Thu Hương

Đau mắt đỏ là một trong những loại bệnh phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Bệnh này là bệnh lành tính nhưng nếu không biết cách điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể sẽ để lại những biến chứng nặng nề.

Bệnh đau mắt đỏ và cách điều trị bệnh

Bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh phổ biến

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, viêm nhậm. Đây là tình trạng nhiễm trung mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Căn bệnh này rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng nếu tiếp xúc với người bệnh qua đường hô hấp,tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt  của người bệnh.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Mắt đỏ lây lan qua một số con đường phổ biến như:

  • Người tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp, qua nước mắt, bắt tay hoặc nước bọt...
  • Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…
  • Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh hoặc có các tiếp xúc trực tiếp với các vi khuẩn, virus.
  • Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh (ao, hồ, bể bơi)

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy ra do một hay nhiều những nguyên nhân như sau:

  • Nguyên nhân là do vi khuẩn Staphylococci và staphylococcus, Gonococci và Chlamydia
  • Chưa vệ sinh mắt đúng cách khiến mắt bị nhiễm bụi bẩn và sinh ra bệnh đau mắt đỏ.
  • Do thay đổi thời tiết, thay đổi giao mùa đặc biệt là vào những đợt hè thu khi có khí hậu nóng, ẩm vi khuẩn dễ sinh sôi và gây nên bệnh đau mắt đỏ.

Ngoài ra sẽ còn nhiều các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh đau mắt đỏ khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Những triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu thường gặp của những người mắc bệnh đau mắt đỏ là:

  • Bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng với biểu hiện ban đầu là mắt cộm, đỏ, ngứa, chảy nước mắt,…
  • Trong trường hợp nặng hơn. Bệnh nhân có thể bị phù mắt đỏ, có màng trong mắt.
  • Sốt nhẹ toàn thân, viêm mũi, họng, nổi hạch trước tai, sợ ánh sáng, mỗi khi nuốt nước bọt họng đau, nổi hạch.
  • Bệnh có thể phát triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi.

Bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc.

bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh lành tính

Cách điều trị khỏi bệnh

Để mắt phục hồi tốt nhất bạn có thể thực hiện một số phương pháp điều trị như sau:

  • Nếu bạn dang sử dụng kính áp tròng thì phải ngưng ngay và dùng bằng kính gọng cho đến khi các triệu chứng bệnh biến mất hoàn toàn. Chú ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ hộp đựng kính và kính để tránh bụi bẩn vào mắt.
  • Nếu nhà bạn có con nhỏ hãy chú ý lau lớp ghèn quanh mắt cho con bằng khăn tắm nhúng nước ấm, lau thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến mắt bé.
  • Không được sử dụng gạc vệ sinh từ mắt này sáng mắt khác vì rất dễ bị lây bệnh. Các gạc chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất.
  • Khi vệ sinh mắt, bạn nên sử dụng một bề mặt gạc cho mỗi lần lau để ghèn mắt không bị sót lại trên mắt và lau từ khu vực bên trong ra bên ngoài.
  • Nếu bạn sử dụng khăn giấy hoặc giấy lau thì phải dọn dẹp sạch sẽ, không được vứt rác bừa bãi để hạn chế lây lan bệnh cho người khác.
  • Dùng khăn làm sạch mắt, sau khi sử dụng phải giặt và không để bất kỳ ai tiếp xúc và hãy rửa tay sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn sãng người bên cạnh.

Những điều cần chú ý và tránh khi bị mắc bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng dễ lây lan cho cộng đồng. Theo đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa:

  • Khi bị bệnh bạn không nên đi học hoặc đi làm cho đến khi nào bệnh khỏi hẳn để tránh lây bệnh cho người khác.
  • Khi bạn bị đau mắt đỏ virus, bệnh sẽ bắt đầu cải thiện từ 3 đến 5 ngày. Loại đau mắt đỏ này thường là bạn không nhất thiết phải sử dụng thuốc nhưng để ngăn ngừa bệnh lây lan bạn nên mua thuốc điều trị để bệnh nhanh khỏi hơn;
  • Những người bị mắc bệnh đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra vẫn có thể đi học hoặc làm việc sau khi được điều trị 24 giờ với thuốc kháng sinh. Sau khi uống thuốc các triệu chứng sau đó đang từ từ được cải thiện.
  • Bạn phải dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ không được tự ý sử dụng thuốc. Toa thuốc có thể bao gồm thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ bôi vùng quanh mắt.
  • Để tránh bị đau mắt đỏ, cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch; thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.
  • Đối với bệnh đau mắt đỏ liên quan đến dị ứng, bạn có thể sử dụng những loại thuốc như thuốc kháng histamine như Loratadine (Claritin) hoặc Cetirizine (Zyrtec) để làm dịu các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, bạn không được dùng thuốc kháng histamine cho trẻ em nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

Những lưu ý khi bị bênh đau mắt đỏ:

  • Không nên sử dụng thuốc được kê toa hoặc toa thuốc cũ cho người khác uống vì có thể không phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh.
  • Khi nhỏ thuốc cho trẻ em, bạn nên yêu cầu trẻ nằm xuống nơi bằng phẳng, bảo trẻ khép hờ mắt lại sau đó nhỏ vào góc bên trong mắt bên cạnh sống mũi để nước từ từ chảy vào trong mắt trẻ. Điều này sẽ giúp thuốc nhẹ nhàng di chuyển vào các màng nhầy bị nhiễm trùng mà không cần phải nháy mắt liên tục.
  • Bênh đau mắt đỏ là một bệnh lành tính và dễ điều trị nhưng lại có khả năng lây lan rất nhanh.Vì vậy, Bạn hãy nhớ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không dùng chung đồ, khăn mặt với người khác để tránh bị mắc bệnh. Đặc biệt trong những lúc thời tiết chuyển mùa lại càng phải chú ý hơn. Bênh cạnh đó, phải duy trì một chế độ ăn hợp lý dành cho người bị đau mắt đỏ và nghiêm túc điều trị khi bị bệnh.

Như vậy, qua bài viết này bạn đã nắm được những thông tin liên quan đến bệnh đau mắt đỏ. Nếu bị bệnh để việc điều trị tốt nhất và hiệu quả nhất bạn nên đến gặp bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.