Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh viêm túi thừa có nguy hiểm không? Có cách điều trị nào hữu hiệu?

Cập nhật: 31/12/2020 12:26 | Trần Thị Mai

Viêm túi thừa đại tràng là bệnh lý thường gặp tuy không có triệu chứng rõ ràng. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như viêm phúc mạc, xuất huyết, thủng túi thừa… Để phát hiện bệnh và điều trị sớm thì bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.  

Bệnh viêm túi thừa có nguy hiểm không? Có cách điều trị nào hữu hiệu?

Viêm túi thừa là gì? Nguyên nhân gây ra viêm túi thừa

Đại tràng là phần cuối cùng của đường tiêu hóa sẽ thực hiện chức năng hấp thụ nước và vitamin rồi chuyển đổi thức ăn đã được tiêu hóa thành phân. Khi đi đến cuối đại tràng, phân sẽ được tống ra ngoài qua hậu môn.

Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi nhỏ phát triển trong thành của đại tràng. Viêm túi thừa là tình trạng khi có một hoặc nhiều túi thừa viêm. Khi túi thừa đại tràng bị nhiễm khuẩn sẽ gây ra viêm túi thừa và có thể bị viêm ở trong hay quanh túi thừa.

Túi thừa đại tràng đa phần chứa phân bị kẹt lâu dần theo thời gian sẽ đóng thành cục đá phân, làm nghẹt lòng túi thừa và ép vách túi thừa, làm vi trùng phát triển mạnh trong túi thừa gây nên viêm túi thừa. 

Một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ phát triển viêm túi thừa đại tràng

  • Độ tuổi: tuổi càng lớn thì tỷ lệ mắc viêm túi thừa càng tăng. Do sự suy giảm mức độ vững chắc và độ đàn hồi thành ruột của bạn, có thể đóng góp vào tình trạng viêm túi thừa.
  • Béo phì: người thừa cân, béo phì làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm túi thừa.
  • Thường xuyên hút thuốc: những người hút thuốc sẽ dẫn đến nhiều khả năng viêm túi thừa đại tràng hơn những người bình thường.
  • Người lười vận động, ít thể dục.
  • Chế độ dinh dưỡng ăn nhiều chất béo động vật và ít chất xơ.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như steroid, opioids và thuốc chống viêm không steroid, như ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen natri (Aleve)… làm gia tăng nguy cơ mắc viêm túi thừa.

Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình bị viêm túi thừa hoặc sử dụng các loại thuốc kháng viêm trong nhiều năm… cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này.

Triệu chứng viêm túi thừa là gì?

Bệnh viêm túi thừa là sẽ không có các biểu hiện đặc trưng nhưng ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số các triệu chứng nhận biết tình trạng viêm túi thừa:

  • Đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái, đau bụng với mức độ từ nhẹ đến nặng hơn trong vài ngày.
  • Thói quen đi tiêu bị thay đổi, đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón.
  • Chán ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng, sốt cao và kèm theo rét run.
  • Chảy máu từ trực tràng.
  • Đầy hơi, trướng bụng.
  • Có khi hư bất thường.

Ở giai đoạn mắc viêm túi thừa mức độ nhẹ thì sẽ rất khó để người bệnh phát hiện những triệu chứng. Còn đối với những trường hợp viêm túi thừa đại tràng nặng, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng điển hình đau bụng dữ dội và sốt cao.

viem-tui-thua
Mắc viêm túi thừa sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau bụng dữ dội

Viêm túi thừa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm túi thừa sẽ gây ra cho người bệnh thường xuyên bị táo bón hoặc táo bón diễn ra trong thời gian dài và chế độ ăn uống ít chất xơ.

Túi thừa sẽ có cấu tạo giống vách đại tràng nhưng mỏng hơn. Túi thừa có thể nằm trong vách đại tràng hoặc lòi ra ngoại mạc đại tràng. Lúc đó lớp cơ của túi thừa rất mỏng hoặc không có và dễ bị vỡ hoặc thủng. Đặc biệt khi túi thừa bị nhiễm khuẩn nếu không được điều trị sẽ dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như:

  • Chảy máu trực tràng.
  • Viêm phúc mạc: khi túi thừa bị viêm nhiễm nặng hoặc túi thừa bị thủng khiến cho dịch tiêu hóa hoặc phân trong ruột rơi vào khoang bụng. Từ đó sẽ gây nên viêm nhiễm nặng lớp niêm mạc phúc mạc.
  • Gây tắc nghẽn trong ruột già hoặc ruột non do sẹo.
  • Tích tụ mủ trong túi thừa gây áp xe.
  • Các cơ quan lân cận bị rò và sẽ tạo đường nối bất thường giữa các phần khác nhau của đại tràng, giữa đại tràng với bàng quang và âm đạo hoặc giữa đại tràng với thành bụng.

Để hạn chế tối đa các biến chứng  có thể xảy ra thì người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe hoặc đi khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh.

Các điều trị bệnh viêm túi thừa

Trước khi điều trị bác sĩ cần chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật để chẩn đoán chính xác tình trạng mắc bệnh như:

  • Thực hiện một số các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT Scan, MRI ổ bụng.
  • Nội soi đại tràng bằng ống mềm thực hiện qua ngã hậu môn nhằm quan sát mặt trong của đại tràng, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho việc chẩn đoán và điều  trị.
  • Với những trường hợp xuất hiện triệu chứng chảy máu trực tràng thì có thể bác sĩ sẽ thực hiện chụp động mạch để xác định nguyên nhân gây chảy máu.
  • Căn cứ vào kết quả chẩn đoán mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
viem-tui-thua
Dùng thuốc tây trong điều trị viêm túi thừa người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sử dụng phương pháp Tây y trong điều trị

Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng mà bạn đang mắc để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp hơn.

Một số các phương pháp điều trị viêm túi thừa như:

Trường hợp mắc bệnh nhẹ người bệnh cần được nghỉ ngơi và sử dụng thức ăn dạng lỏng trong vài ngày.

Cùng với đó bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt được các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Trường hợp người bệnh có các triệu chứng bị đau hoặc nặng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện giảm đau và chống co thắt.

Đối với người bệnh có các triệu chứng viêm tùi thừa nghiêm trọng và dẫn đến tắc ruột, viêm phúc mạc hoặc gặp các biến chứng như áp xe thì cần nhập viên ngay lập tức để tiến hành điều trị bằng kháng sinh và tiêm tĩnh mạch. Khi nhận thấy việc điều trị không mang lại hiệu quả cao thì sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cắt bỏ phần đại tràng túi thừa bị viêm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng viêm túi thừa, tuy nhiên nếu người bệnh tự ý sử dụng lâu dài sẽ gây ra các ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày… do đó khi uống bất cứ loại thuốc nào cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn liều dùng với thời gian sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh.

Ngoài thuốc ra thì người bệnh cũng có thể thực hiện việc điều trị tại nhà bằng những cách dân gian với nguyên liệu dễ kiếm xung quanh nhà. Cụ thể một số cách chữa viêm túi thừa tại nhà như:

Dùng nghệ và mật ong

Trong nghệ có chứa chất kháng sinh tự nhiên, có công dụng hiệu quả trong việc điều trị viêm loét. Khi kết hợp với mật ong này sẽ là một giải pháp hữu hiệu trong điều trị viêm túi thừa.

  • Cách 1: sử dụng hòa tan bột nghệ vào cốc nước ấm, thêm vào đó một thìa mật ong và duy trì uống trước bữa ăn 30 phút.
  • Cách 2: bột nghệ trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:2. Vo thành từng viên và bảo quản trong tủ lạnh. Có thể dùng sử dụng liên tục trong 1 tháng. Duy trì thực hiện 3 lần/ ngày. Mỗi lần dùng 3 viên.
viem-tui-thua
Nha đam là một trong những nguyên liệu được dùng trong điều trị tại nhà bệnh viêm túi thừa

Nha đam

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn của nha đam mà nhiều người bệnh mắc viêm túi thừa sử dụng trong điều trị bệnh. Bên cạnh đó nha đam còn thúc đẩy tiêu hóa, nhuận tràng, làm lành nhanh chóng vết loét cho người bị viêm túi thừa.

- Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 5 lá nha đam tươi, rửa sạch.
  • Lấy phần thịt nha đam bên trong đem đi xay nhuyễn.
  • Sau đó tiến hành trộn nước nha đam đã xay với mật ong.
  • Một ngày uống 1 – 2 cốc nhỏ, mỗi lần khoảng 30ml.
  • Duy trì điều trị trong khoảng từ 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Lá mơ lông

Như mọi người đã biết lá mơ lông có tác dụng sát khuẩn, giảm đau, ngoài ra còn giúp se lạnh nhanh chóng vết loét viêm túi thừa.

- Cách thực hiện

  • Cách 1: lá mơ lông phơi khô, tiến hành xay thành bột mịn. Khi dùng điều trị thì hòa tan với nước ấm kèm 1 thìa bột gạo hãy uống vào buổi sáng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Cách 2: chuẩn bị lá mơ lông tươi, sau đó xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt để uống. Chỉ nên xay và uống trong ngày.

Ưu điểm của các phương pháp ở trên là dễ thực hiện và khá tiết kiệm chi phí. Nhưng người bệnh nên nhớ tìm hiểu thật kỹ các cách làm và không phù hợp với trường hợp mắc bệnh nặng.

Cách phòng bệnh viêm túi thừa

Theo các giảng viên khoa Điều dưỡng của nhà trường chia sẻ thì để ngăn ngừa bệnh viêm túi thừa, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Nên ăn nhiều chất xơ: khoai lang, cà rốt, cam, táo, các loại hạt đậu, bơ…Chất xơ làm tăng nhu động ruột, hạn chế sự hình thành của túi thừa, giảm sự phát triển của túi thừa đã có sẵn trong lòng đại tràng.
  • Uống nhiều nước: mỗi ngày uống 1,5-2 lít nước có tác dụng làm mềm phân trong ruột già, giảm hiện tượng táo bón.
  • Tập thể dục đều đặn: Vận động hợp lý rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng túi thừa, giảm áp lực ruột già, hạn chế đa các bệnh về đường ruột.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tự bảo vệ mình.
  • Hạn chế đồ ăn mặn, cay, nóng, nước uống có gas gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm túi thừa.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm túi thừa và cách điều trị. Khi nhận thấy hệ tiêu hóa có biểu hiện bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe.