Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh vảy nến có chữa được không? Cách nào để phòng ngừa hiệu quả bệnh vảy nến?

Cập nhật: 20/05/2021 10:07 | Trần Thị Mai

Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn dịch về da thường gặp. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh vảy nến, tuy nhiên để kiếm soát các triệu chứng và  bệnh không bùng phát thì cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Vậy bệnh nhận biết như thế nào? có phương pháp điều trị như thế nào? Bạn đọc hãy cùng theo dõi dưới bài viết nhé!

Bệnh vảy nến có chữa được không? Cách nào để phòng ngừa hiệu quả bệnh vảy nến?

Theo như thống kê thì hiện nay Việt Nam có khoảng 2 triệu người mắc bệnh vảy nến. Tuy bệnh lành tính không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng sẽ làm mất thẩm mỹ, tâm lý người bệnh bị thay đổi. Tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau. 

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến 

Trên thực tế hiện nay vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến như các nhà khoa học cho rằng bệnh có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Khi đó trong cơ thể các tế bào lympho T nhầm lẫn với các tế bào khỏe mạnh chính là kẻ thù tấn công và từ đó làm tổn thương chúng.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến bao gồm:

  • Chấn thương: các vết chấn thương có thể chính là điểm xuất phát cho các vẩy nến hình thành, không ngoại trừ cả các vết trầy xước nhỏ.
  • Rượu, thuốc lá, cà phê, các chất kích thích… cũng có thể trở thành yếu tố gây ra bệnh vảy nến.
  • Di truyền: Có khoảng 10% dân số mang gen nhưng chỉ có khoảng 2 – 3% trong số đó bị phát triển và hình thành bệnh vảy nến.
  • Lịch sử gia đình: Trong gia đình bạn đã có người mắc vảy nến thì nguy cơ cao các thành viên trong gia đình sẽ mắc bệnh này.
  • Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc như chống sốt rét, điều trị lưỡng cực hay các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim..
  • Bệnh vảy nến có thể xảy ra đối với những người có dấu hiệu của stress, luôn trong trạng thái buồn phiền, lo lắng, giận dữ.
  • Tiếp xúc hóa chất: Các loại mỹ phẩm, sữa tắm, bột giặt,… chứa nhiều hóa chất gây kích ứng da. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên có thể mắc bệnh vảy nến.

Ngoài ra sẽ còn nhiều các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến khác mà chưa được liệt kê ở trên, nếu bạn đọc có thắc mắc hãy hỏi kỹ hơn bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

dau-hieu-benh-vay-nen
Vảy nến có thể xảy ra với nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Có rất nhiều triệu chứng để người bệnh nhận biết bản thân đã mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên mỗi dạng vảy nến sẽ có các dấu hiệu khác nhau, cụ thể như:

  • Vảy nến ở dạng mảng

Người bệnh sẽ nhận thấy có các mảng sần màu hồng có vảy xuất hiện và với diện tích khá rộng.

Dạng vảy nến mảng thường gặp ở khuỷu tay, bàn tay, vùng da dưới lưng hoặc đầu gối…

  • Vảy nến ở dạng giọt

Trẻ em và những người trong độ tuổi trưởng thành sẽ có nguy cơ cao mắc hơn so với những lứa tuổi khác. Dấu hiệu nhận biết của dạng vảy nến này sẽ xuất hiện ở toàn thân và thường xảy ra nhiều hơn đối với những người vừa điều trị khỏi viêm họng do Streptococcus.

  • Vảy nến ở móng

Nếu để ý thì sẽ thấy móng của người bệnh có những thay đổi khác với người bình thường. Móng sẽ có các thay đổi về màu sắc, xuất hiện nhiều vết lõm và móng dày hơn.

  • Khớp vảy nến

Người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp hay còn gọi là khớp huyết thanh âm. Hầu hết các khớp đều có thể bị ảnh hưởng và đặc biệt nhất là vùng khớp cùng chậu và khớp gần đốt bàn tay.

  • Vảy nến dạng mủ

Lúc này những mụn mủ vô khuẩn sẽ xuất hiện ở vùng da tay, chân hoặc có thể lan ra toàn thân. Đây cũng chính là biểu hiện thường thấy rõ nét nhất ở bệnh vảy nến. Mặc dù dạng bệnh này cũng không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ không đáp ứng điều trị nếu đã biến thể mãn tính.

  • Vảy nến ở da đầu

Sẽ thấy có các dấu hiệu như mảng dày đỏ hoặc phủ một lớp vảy bạc. Đi kèm với đó là triệu chứng rụng tóc.

  • Vảy nến nếp gấp

Những người béo phì, thừa cân thường dễ mắc dạng vảy nến nếp gấp do da có nhiều nếp gấp và nhiều nhất ở những vị trí như bẹn, hông…

Các triệu chứng cả những dạng bệnh vảy nến ở trên chưa phải thông tin đầy đủ, để kiểm soát tốt tình trạng bệnh thì tốt nhất ngay khi có biểu hiện nghi ngờ mắc vảy nến thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa về da liễu để thăm khám.

dau-hieu-benh-vay-nen
Điều trị bệnh vảy nến theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa 

>> Tìm hiểu: Các thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để có thêm nhiều những thông tin về ngành Y Dược.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Bệnh vảy nến càng điều trị sớm thì càng hạn chế được các biến chứng có thể xảy ra. Nếu được phát hiện sớm ngay từ khi cấu trúc da còn chưa bị thay đổi và biến mất hoàn toàn thì chỉ cần điều trị trong khoảng 1 tháng là triệu chứng biến mất. Tuy nhiên cũng còn tùy thuộc cơ địa từng người, có những người điều trị vài tháng hoặc cũng có khi vài năm tùy theo thể bệnh.

Vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên hoàn toàn không lây lan qua đường hô hấp hay chạm vào vết thương. Do đó mà những người thân hoặc người xung quanh không cần quá lo lắng bị lây bệnh khi chăm sóc, vệ sinh, thăm nom bệnh nhân

Một số các phương pháp được dùng trong điều trị bệnh vảy nến hiện nay như:

  • Điều trị tại chỗ: Đối với các trường hợp bệnh không quá nghiêm trọng thì có thể tự điều trị tại chỗ và kết hợp với những phương pháp khác nhằm phát huy tối đa hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về da liễu trước khi điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng thoa tại chỗ như: corticosteroid, retinoid, hắc ín, anthralin, acid salicylic, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin. Hỏi bác sĩ nếu bạn muốn tìm hiểu về thuốc sử dụng trong điều trị kỹ hơn.
  • Điều trị toàn thân: Khi người bệnh đã mắc vảy nến ở giai đoạn nặng thì sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như: methotrexate, cyclosporine và sulfasalazine.
  • Quang trị liệu: Sử dụng tia sáng như tia UVA, UVB hoặc laser để làm tổn thương các DNA trong tế bào và từ đó tiêu diệt được các tế bào ở vùng da bị vảy nến.
  • Dùng các loại thuốc sinh học để ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch. Phương pháp này cũng có hiệu quả cao nhưng chi phí để mua loại thuốc này khá cao cho nên chưa được nhiều người bệnh sử dụng.

Cách phòng ngừa bệnh vẩy nến hiệu quả

Nhằm giảm nhanh chóng các triệu chứng bệnh vảy nến, không ảnh hưởng đến sức khỏe thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với các biện pháp vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế vết thương lan rộng, khó khăn hơn trong việc điều trị.

Một số điều cần lưu ý để tránh và phòng ngừa bệnh vảy nến như:

- Không nên quá căng thẳng, thần kinh nên dành nhiều thời gian cho thư giãn, nghỉ ngơi, tránh xa các chất kích thích như cà phê, rượu. bia... 

- Có thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để loại bỏ các vảy viêm da. 

- Cần thận trọng với những đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng... để tình trạng bệnh không trở lên nghiêm trọng.

- Tìm hiểu và sử dụng các loại hóa chất phù hợp với tình trạng da như xà phòng, sữa tắm, dầu gội, son, phấn, nước hoa, kem dưỡng da... 

- Bên cạnh đó thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega - 3, chất khoáng như kẽm và các loại rau quả giàu vitamin B12... cũng là cách giúp cơ thể tránh được các loại bệnh bao gồm vảy nến.

Nhưng có lưu ý mà người bệnh bị vảy nến cần đặc biệt lưu ý đó là khi thấy cơ thể xuất hiện các mảng ngứa trên bề mặt da thì cần đến cơ sở ý tế chuyên khoa để thăm khám chứ không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng các phương pháp dân gian. Có nhiều trường hợp người bệnh tự mua thuốc uống và bôi dẫn đến kháng kháng sinh hoặc các loại thuốc tương tác với nhau gây phản tác dụng. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh vảy nến. Đây là bệnh lý rất dễ tái phát nên người bệnh không được chủ quan trong quá trình điều trị bệnh. Có điều gì còn thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp cho các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp, vì những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo.