Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh áp xe thận là gì?

Cập nhật: 19/10/2022 08:28 | Trần Thị Mai

Áp xe thận là bệnh lý rất phổ biến liên quan trực tiếp với sỏi thận do nhiễm trùng hay các tiền sử chấn thương thận. Cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Những dấu hiệu nhận biết của bệnh áp xe thận là gì?

Áp xe thận là tình trạng xuất hiện ổ mủ quanh thận do có các nhiễm trùng ổ mô mềm xung quanh thận hoặc nhiễm trùng mô thận ngoại vi.

Đây cũng là  một căn bệnh khá phổ biến do những chấn thương, nhiễm trùng và liên quan đến sỏi thận.

Căn cứ vào hiện tượng áp xe thận mà bệnh được chia làm 2 thể như:

  • Áp xe thận đại thể: khi này áp xe thận, ổ mủ nằm trong các mô thận. Nếu phát hiện bệnh muộn sẽ dẫn đến viêm bể thận cấp tính, viêm bể thận gây co mạch và viêm thận. 
  • Áp xe thận vi thể: Ở thể này áp xe thận nằm trong các mô thận, tuy là tình trạng bệnh này khá hiếm gặp nhưng có thể dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe thận

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây áp xe thận, tuy nhiên một số nguyên nhân chính như:

  • Viêm thận: chính bệnh lý này tạo điều kiện cho các nhiễm trùng thận dẫn đến áp xe thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: tất cả các bệnh lý nhiễm trùng niệu quản, bàng quang và niệu đạo… đều có thể làm lây lan nhiễm trùng gây ra viêm bể thận và áp xe thận.
  • Nhiễm khuẩn huyết: các cơ quan khác bị nhiễm trùng như viêm phổi, viêm phúc mạc sẽ làm lan vào máu sau đó sẽ mang vi khuẩn vào mô thận nên gây ra viêm bể thận hoặc áp xe thận bên trong.
  • Do nhiễm Mycoplasma: áp xe thận do Mycoplasma hominis có thể sẽ quan sát thấy sau khi ghép thận.
  • Do sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc trong điều trị như tiêm tĩnh mạch hoặc bàng quang thần kinh.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe thận như:

  • Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có khả năng mắc áp xe thận cao hơn những trường hợp bệnh khác.
  • Mắc bệnh tự miễn.
  • Người cao tuổi trên 65 trở lên.
  • Người bệnh mắc hồng cầu hình liềm.
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân, yếu tố khác gây ra bệnh áp xe thận mà chưa được liệt kê đầy đủ ở trên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết nhiều hơn thông tin.

Dấu hiệu nhận biết bệnh áp xe thận

Các triệu chứng nhận biết của bệnh áp xe thận sẽ khá phổ biến, tuy nhiên nếu người bệnh không chú ý thì có thể dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Một số các triệu chứng điển hình của bệnh áp xe thận như:

  • Cơ thể người bệnh bị sốt và kèm theo các cơn ớn lạnh lan khắp.
  • Tim đập nhanh và mạnh.
  • Liên tục run rẩy và khó để kiểm soát được triệu chứng này. 
  • Người bệnh đổ nhiều mồ hôi
  • Đau rát khi đi tiểu. Màu nước tiểu cũng thay đổi lẫn với màu đỏ đục của máu. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo thận đang bị tổn thương vì thận có chức năng lọc máu.
  • Thường xuyên có các triệu chứng tụt huyết áp. 
  • Đau bụng dữ dội 
  • Cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, không có sức vận động. 

Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh nặng hơn thì ngay lập tức cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Do mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của mỗi người là không giống nhau nên các triệu chứng nhận biết cũng sẽ khác nhau. Việc đến gặp bác sĩ sẽ là biện pháp an toàn nhất.

ap-xe-than
Có những kỹ thuật nào được dùng trong chẩn đoán áp xe thận?

Chẩn đoán bệnh áp xe thận

Nhận thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ là bị áp xe thận thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài kỹ thuật để chẩn đoán chínhn xác tình trạng bệnh và đưa ra các phương pháp phù hợp. Các giảng viên ngành Xét nghiệm của nhà trường chia sẻ các kỹ thuật, xét nghiệm được sử dụng trong điều trị áp xe thận như:

  • Siêu âm: Cho hình ảnh rõ nét nhất trong việc quan sát khối áp xe quanh thận. 
  • Xét nghiệm nước tiểu: Kỹ thuật này chỉ cần lấy mẫu nước tiểu của người bệnh và mang đi xét nghiệm nhằm tìm ra có máu, các vi khuẩn hay protein trong nước tiểu.  
  • Xét nghiệm máu: Kỹ thuật này có tác dụng cho bác sĩ biết được tình trạng hemoglobin hay nồng độ bạch cầu của bệnh nhân,…
  • Chụp X-quang: Để nhờ vào các hình ảnh sẽ quan sát được kích thước của khối áp xe và vùng xung quanh thận có tổn thương hay không. 
  • CT và MRI: Kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh hiện đại này được thực hiện để giúp phân biết khối áp xe nằm trong thận hay ngoài thận. 

Những phương pháp điều trị

Các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến đối với người bệnh là:

  • Thuốc ức chế men chuyển: Trong trường hợp người bệnh bị áp xe thận kèm theo các triệu chứng tăng huyết áp thì sẽ được chỉ định dùng theo phương pháp này.  
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Một trong những phương pháp không thể thiếu trong điều trị áp xe thận. Trước tiên nên hỏi bác sĩ chuyên khoa về thông tin thuốc dùng trong điều trị áp xe thận. Thuốc kháng sinh sẽ được dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp qua tĩnh mạch. Căn cứ vào loại vi khuẩn khi xét nghiệm được mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định dùng loại thuốc kháng sinh tương ứng và thời gian điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
  • Metformin và insulin: Đây là hai loại thuốc bắt buộc phải dùng nếu bạn đang bị tiểu đường và đồng thời bị áp xe thận
  • Dẫn lưu dưới da: Tiến hành dẫn lưu áp xe từ bên ngoài và đồng thời dùng ống thông để tiếp tục dẫn lưu cũng như tiêm kháng sinh hàng ngày.

Hy vọng những thông tin trên về phương pháp điều trị bệnh áp xe thận sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích về bệnh lý. Tuy nhiên những thông tin y khoa hữu ích ở trên chỉ mang tính chất tham khảo không thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.