Bệnh quai bị là gì?
Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp hoặc dùng chung đồ với người bệnh hay còn gọi với cái tên khác là bệnh má chàm bàm. Thời gian từ khi bạn nhiễm virus đến bị bênh là từ 12-24 ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2-14 tuổi.
Quai bị có thể lây truyền qua tuyến nước bọt nhưng không dễ lây như sởi hoặc thủy đậu. Bệnh có khả năng lây nhiễm nhất từ 2 ngày trước khi triệu chứng xuất hiện và 6 ngày sau khi các triệu chứng kết thúc.
Người bị bệnh quai bị
Nguyên nhân gây bệnh
Virus Paramyxovirus là nguyên nhân gây ra bệnh quai bị, chúng có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp do hắt hơi, nước bọt,… Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh quai bị:
- Trẻ từ 2-12 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị
- Tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh
- Hệ thống miễn dịch yếu.
Triệu chứng bệnh thường gặp
Nếu trẻ có một số biểu hiện dưới đây thì rất có thể bé nhà bạn đã mắc bệnh quai bị:
- Sốt sớm khoảng 39,4 độ C
- Sưng tuyến nước bọt sau vài ngày sốt và tiếp tục sưng, đau trong 1-3 ngày
- Thấy má trẻ sưng lên, đau 2 bên má
- Đau khi nuốt, nói, ăn uống những thực phẩm có tính a xít
- Đau đầu
- Đối với bé trai có thể đau tinh hoàn hoặc sưng bìu
Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị bạn nên biết
Quai bị tuy là bệnh lành tính nhưng cũng không thể coi thường bệnh vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Gây viêm tuyến mồ hôi
- Gây viêm não hoặc bộ phận sinh sản
- Viêm tinh hoàn
- Viêm tụy
- Bệnh chàm
Vì vậy để không xảy ra những biến chứng này thì bạn nên quan tâm tới sức khỏe của trẻ nhiều hơn, Hãy phát hiện sớm và đưa đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Những phương pháp điều trị hạn chế bệnh quai bị hiệu quả nhất
Khi bị mắc bệnh quai bị, thông thường phải mất 10 ngày mới khỏi bệnh và miễn dịch với bệnh này suốt đời. Trong quá trình điều trị nên thực hiện những đều sau:
- Hạ sốt, giảm đau bằng thuốc acetaminophen, ibuprofen
- Không nên dùng aspirin vì có thể mắc hội chứng Reye
- Chườm lạnh chỗ sưng để xoa dịu cơn đau
- Đắp khăn ấm để hạ sốt
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn
- Tránh ăn những thức ăn quá cay hoặc nóng
- Vì đây là bệnh truyền nhiễm nên cách ly trẻ khoảng 2 tuần cho đến khi trẻ khỏi hẳn bệnh
- Kiêng gió và nước lạnh
- Tránh vận động mạnh
- Tránh các đồ ăn chua, các món từ nếp hoặc đồ ăn khó tiêu
- Không được tự ý dùng thuốc, phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Xem thêm một số thông tin, cách phòng tránh và chữa trị bệnh quai bị tại đây:
- Bệnh quai bị có được tắm không?
- Bệnh quai bị có lây không ?
Thực đơn cho người bị bệnh quai bị
Món nên ăn khi bị quai bị
-
Các loại rau xanh
Bị bệnh quai bị nên ăn nhiều rau xanh
Rau xanh là thực phẩm có chứa vitamin A, C,.. cùng nhiều khoáng chất rất tốt cho hệ tiêu hóa và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh quai bị rất tốt đặc biệt là khổ qua.
-
Các loại thực phẩm chế biến từ đậu
Đậu có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tăng cường sức đề kháng. Đậu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh quai bị rất tốt.
-
Ăn món ăn lỏng
Khi mắc bệnh quai bị vùng má và miệng sẽ bị sưng tấy, gây đau đớn vì vậy người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng như: cháo, súp, canh,…
-
Ăn nhiều hoa quả
Hoa quả tăng cường sức đề kháng
Nên ăn nhiều các loại hoa quả có tính thanh mát như: đu đủ, dưa,…để bổ sung thêm vitamin, tăng cường đề kháng cho sức khỏe. Đồng thời tránh ăn những loại quả có vị chua: cóc , xoài,… sẽ kích thích tuyến nước bọt ra nhiều hơn không tốt cho người bệnh.
-
Uống nhiều nước
Bạn nên uông nhiều nước trong quá trình bị bệnh quai bị để thanh lọc cơ thể và giải nhiệt.
Bệnh quai bị kiêng ăn gì?
-
Kiêng Thịt gà
Không nên ăn thịt gà
Thịt gà là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng vì người bệnh quai bị không nên ăn những thức ăn có tính cứng nên cũng không nên ăn những chế phẩm từ thịt gà. Thêm nữa thịt gà còn có thể làm cho bạn cảm thấy khó tiêu gây khó chịu cho người bệnh
-
Kiêng ăn đồ chua
Kiêng những thực phẩm có tính chua: xoài, cóc,…vì sẽ là kích thíc tuyến nước bọt khiến người bệnh quai bị cảm thấy đau hơn.
-
Kiêng đồ nếp
Không nên ăn đồ nếp
Đồ nếp có thể làm cho vùng sưng của bệnh to hơn, đau hơn vì vậy nên tuyệt đối nói không với những thức ăn: bánh chưng, xôi,…
-
Thực phẩm cay, nóng và tanh
Những thực phẩm cay nóng sẽ làm cho chỗ sưng của người bệnh nặng thêm đồng thời gây cản giác khó tiêu, khó hấp thụ dinh dưỡng.
Trên đây là những thông tin về bệnh quai bị, dấu hiệu và cách phòng tránh. Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện như trên thì nên đến các cơ sở y tế để tham khám và điều trị sớm.
Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp