Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan, chứa mật do gan tạo ra và có chức năng tiết mật vào ruột khi thức ăn được đưa vào. Khi này mật sẽ giúp hòa tan chất béo trong thức ăn.
Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng ở túi mật. Các triệu chứng có thể diễn ra đột ngột gọi là viêm túi mật cấp hoặc tái phát nhiều lần gọi là viêm túi mật mãn tính.
Khi bị mắc viêm túi mật nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dù là viêm túi mật cấp tính hay mãn tính đều gây ra nguy hiểm, đặc biệt là viêm túi mật cấp tính được xem là cấp cứu ngoại khoa và cần được xử lý nhanh chóng, kịp thời.
Sỏi mật là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng viêm túi mật. Khi sỏi túi mật bị kẹp ở cổ túi mật làm cho vi khuẩn xâm nhập vào vị trí tổn thương từ đó gây ra viêm túi mật.
Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác không phải do sỏi gây ra viêm túi mật, tuy nhiên những nguyên nhân này chiếm một phần ít, cụ thể như:
Đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm túi mật như:
Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác gây ra bệnh viêm túi mật khác mà chưa được liệt kê ở trên. Ban đọc nếu có thắc mắc hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có nhiều thông tin giải đáp.
Thường thì khi mắc viêm túi mật thì sẽ gây ra cảm giác đau ở vùng bụng bên phải và sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Cơn đau do viêm túi mật gây ra thường diễn ra dữ dội một vài lần đầu có thể tự khỏi tuy nhiên cơn đau có tính chất tái diễn với thời gian kéo dài hơn. Khi nhận thấy triệu chứng đau vài giờ không có dấu hiệu thuyên giảm kèm theo dấu hiệu sốt cao, vàng da thì cần nhập viện sớm để điều trị ngay lập tức.
Các triệu chứng phổ biến của viêm túi mật như:
Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà triệu chứng nhận biết của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Do đó hãy đi khám ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường để chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Có nhiều triệu chứng khác không được đề cập ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để biết thêm nhiều thông tin.
Tình trạng viêm túi mật diễn ra nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến một số các biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe như:
Nhiễm trùng trong túi mật: Nếu mật tích tụ gây viêm túi mật, mật có thể bị nhiễm trùng
Hoại tử túi mật: khi mô trong túi mật bị hoại tử do không điều trị viêm túi mật kịp thời. Đây cũng là biến chứng phổ biến gặp phải và người lớn tuổi hoặc có tiền sử mắc bệnh tiểu đường rất dễ mắc.
Thủng túi mật do túi mật bị sưng, nhiễm trùng hoặc đang dần bị hoại tử.
Ung thư túi mật.
Sau khi thực hiện khám lâm sàng cho người bệnh có các biểu hiện nghi ngờ mắc viêm túi mật thì để biết kết quá chính xác hơn bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như: chụp X-quang, xét nghiệm máu và siêu âm. Nếu siêu âm cho kết quả không rõ ràng, bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật X-quang đặc biệt chuyên chụp hình gan mật gọi là HIDA.
Để điều trị viêm túi mật thì hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu như:
Thường những người mắc viêm túi mật ở giai đoạn đầu chưa có các triệu chứng nguy hiểm đến sức khỏe sẽ áp dụng phương pháp điều trị này:
Truyền dịch cho người bệnh.
Chỉ định người bệnh cần được nhịn ăn và đặt ống thông mũi dạ dày.
Tiến hành sử dụng thuốc ức chế phó giao cảm nhằm ức chế thần kinh X và những thuốc kháng tiết.
Kiểm soát tình trạng bệnh nhân bằng việc theo dõi công thức bạch cầu mỗi 6 giờ, nhiệt độ mỗi hai giờ, cách 2 – 3 tiếng khám bụng/ lần.
Sắp xếp kế hoạch mổ khi người bệnh có triệu chứng hết đau.
Bác sĩ cũng chỉ định thuốc để làm tan sỏi, nhưng liệu pháp này phải cần vài tháng đến vài năm mới có hiệu quả và thường hiếm khi được sử dụng.
Chú ý có thể dùng thuốc giảm đau nhưng tuyệt đối này không sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân. Nếu trong trường hợp cần thiết sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn có các triệu chứng nguy hiểm hơn thì cần tiến hành sử dụng kháng sinh phổ rộng và tiến hành phẫu thuật. Phổ biến có 2 phương pháp phẫu thuật hiện nay được sử dụng như:
Mổ nội soi cắt túi mật: phương pháp phẫu thuật này được sử dụng khá phổ biến hiện nay giúp rút ngắn được thời gian điều trị, an toàn và hiệu quả cao, đặc biệt mức độ đau sẽ được giảm đi sau mổ. Khi có nghi ngờ người bệnh mắc ống sỏi mật chủ thì sử dụng kỹ thuật chụp X-quang để hỗ trợ đường mật cản quang trong mổ.
Cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của bạn, ngoại trừ chứng khó tiêu thỉnh thoảng xảy ra khi ăn thức ăn nhiều chất béo trong vòng từ 6 đến 12 tháng sau khi cắt bỏ túi mật. Nhưng tình trạng này thường sẽ dần dần tự hết.
Dẫn lưu túi mật: phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp người bệnh già yếu, suy kiệt nặng, nhiễm độc nặng, có bệnh lý mãn tính kèm theo như đái tháo đường, lao phổi, tim mạch.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ rút ngắn thời gian giúp hồi phục khi viêm túi mật và đồng thời giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Tốt nhất khi người bệnh mắc giai đoạn viêm túi mật cấp tính thì hãy dành nhiều thời gan nghỉ ngơi hoặc cần giảm bớt chất béo trong chế độ ăn vì đó chính là yếu tố gây kích thích túi mật co bóp. Bên cạnh đó chỉ nên ăn những đồ thực phẩm dễ tiêu như nước rau quả, súp, cháo, bổ sung nhiều chất xơ để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và hạn chế táo bón. Uống sữa ít đường hoặc sữa đã tách bơ, tách béo.
Khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện thì vẫn cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý để tránh nguy cơ bệnh viêm túi mật tái phát. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý như:
Dưới đây sẽ là danh sách những thực phẩm cần tránh khi mắc viêm túi mật để hạn chế tái phát như:
- Tránh những thực phẩm nhiều chất béo, cholesterol: ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng áp lực lên hoạt động và khiến cho triệu chứng trở nên trầm trọng hơn. Nên cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cholesterol như thịt màu đỏ, đồ ăn chiên rán, các loại sữa béo, phô mai…
- Đồ uống có ga và caffeine: Đồ uống có ga và caffeine có thể kích thích dạ dày, ảnh hưởng không tốt lên hoạt động tiêu hóa.
- Thức ăn cay: Những thực phẩm này thường chứa ớt, tiêu hoặc mù tạc… sẽ gây kích thích túi mật. Vì thế, người bị viêm túi mật cần hạn chế những thực phẩm này.
Bài viết ở trên về tình trạng viêm túi mật chỉ mang tính chất tham khảo do đó nếu có thắc mắc người bệnh hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về sức khỏe khác.
Bệnh sỏi tuyến nước bọt có biểu hiện như thế nào?
Bạn đã biết bệnh sỏi tuyến nước bọt là gì chưa? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin...
Hiện nay, nhiều người bị bệnh về tuyến giáp mà không biết nguyên gì, có nguy hiểm không, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người bệnh? Nếu bị bệnh này...
Chắp mắt là gì? Cách điều trị nào hiệu quả khi bị chắp mắt?
Chắp mắt và lẹo mắt là hai bệnh thường gặp ở mắt nổi lên trên hoặc ngay bờ mi mắt. Do có biểu hiện khá giống nhau nên ta dễ nhầm lẫn giữa 2 loại...
Khi bị bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bệnh tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm và chưa có cách điều trị dứt điểm. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để ngăn chặn bệnh phát triển là...
Sử dụng kỹ thuật nào trong chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị?
Co thắt tâm vị là một rối loạn chức năng mà thực quản không thể đẩy thức ăn xuống dạ dày và cơ vòng dưới thực quản mở ra không hoàn toàn dẫn đến ứ...