Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều bạn nên biết khi tiêm phòng HPV

Cập nhật: 01/12/2021 08:33 | Trần Thị Mai

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung sẽ giúp ngăn chặn được căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Vậy Vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung là gì? Có mấy loại? Những ai nên tiêm và không nên tiêm vắc xin HPV?... Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Những điều bạn nên biết khi tiêm phòng HPV

Vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ Việt Nam, có đến khoảng 80% phụ nữ sẽ bị nhiễm HPV 1 lần trong đời. HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người.  Tuy nhiên không phải ai khi nhiễm HPV cũng sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nhưng có đến khoảng 90% các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra.

Virus HPV thường lây lan qua đường tình dục, tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc khi tiếp xúc với dương vật, tử cung, hậu môn, âm đạo của những người bị nhiễm bệnh. Hoặc khi hôn, chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình bằng miệng cũng khiến lây truyền virus HPV. Những loại virus này cũng có thể lây truyền qua đường tình dục, dụng cụ cắt móng tay, đồ lót, lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Vắc xin phòng HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số type HPV đặc biệt, cụ thể phòng 2 type 16,18 gây ung thư cổ tử cung và 2 type 6,11 gây sùi mào gà bộ phận sinh dục.

Virus HPV có thể tồn tại âm thầm và phát triển trong cơ thể mà không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào do đó biện pháp phòng  ngừa tối ưu đến 90% ung thư cổ tư cung là tiêm vắc xin phòng chống virus HPV đối với các bé gái và phụ nữ trong khoảng từ 9 - 26 tuổi. Nên tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt và loại vắc xin này sẽ có hiệu quả kéo dài đến khoảng 30 năm.

Có những loại vắc xin tiêm phòng HPV nào?

Tại Việt Nam hiện nay có hai loại vắc xin phòng ngừa HPV an toàn và hiệu quả, đồng thời hạn chế tới mức tối đa nguy cơ gây ra ung tư cổ tử cung trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.

Cụ thể đặc tính của hai loại vắc xin phòng ngừa HPV  hiện đang được lưu hành NHƯ:

Vắc xin Gardasil

Chủng phòng ngừa bao gồm 4 loại là HPV type 6, 11, 16 và 18.

Đối tượng sử dụng

Nữ giới trong khoảng từ 9 - 26 tuổi.

Công dụng chính

Giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn và các mụn cóc xuất hiện ở bộ phận sinh dục.

Hướng dẫn cách sử dụng

Bạn sẽ được nhân viên y tế tiêm ở vung  bắp cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên của phía trên đùi. Tuyệt đối không được tiêm vào mạch máu dù bất cứ trường hợp nào.

Một lọ vắc xin bao gồm 0,5ml là dịch đục màu trắng nên trước khi tiêm cần lắc kỹ lọ. Ngay sau khi vắc xin được lấy ra khỏi thì cần được tiêm ngay.

Liều tiêm

Loại thuốc này sẽ tiêm 3 mũi:

  • Mũi 1: Ngày đầu tiên khi tiêm.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 với khoảng cách là 2 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi 1 với khoảng cách là 6 tháng.
tiem-phong-hpv
Tiêm phòng HPV càng sớm càng tốt

Vắc xin Cervarix

Chủng phòng ngừa là 2 loại HPV type16 và 18.

Đối tượng sử dụng là nữ giới trong khoảng từ 10 - 25 tuổi.

Công dụng chính

Phòng ngừa tình trạng ung thư cổ tử cung

Hướng dẫn cách sử dụng

Bạn sẽ được nhân viên y tế tiêm ở vung  bắp cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên của phía trên đùi. Tuyệt đối không được tiêm vào mạch máu dù bất cứ trường hợp nào.

Một lọ vắc xin bao gồm 0,5ml là dịch đục màu trắng nên trước khi tiêm cần lắc kỹ lọ. Ngay sau khi vắc xin được lấy ra khỏi thì cần được tiêm ngay.

Liều tiêm

Loại thuốc này sẽ tiêm 3 mũi:

  • Mũi 1: Ngày đầu tiên khi tiêm.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 với khoảng cách là 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi 1 với khoảng cách là 6 tháng.

Dù bạn chọn lựa loại vắc xin nào thì cũng cần theo đúng  hướng dẫn của nhà  sản xuất, tiêm đúng lịch và đủ liều. Nếu bạn để muộn hơn so với lịch tiêm thì sẽ cần tiêm những mũi bổ sung tiếp theo, tuy nhiên thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm không nên quá 2 năm.

Tác dụng phụ của vắc xin HPV

Có những trường hợp sau khi tiêm sẽ không gặp bất cứ phản ứng phụ nào, mặc dù vậy có những người gặp các phản ứng phụ từ nhẹ đến trung bình, cụ thể như:

  • Xuất hiện các phản ứng tại chỗ tiêm như đau và sưng hoặc bị quầng đỏ.
  • Thân nhiệt tăng nhẹ.
  • Bề mặt da mẩn ngứa, nổi mề đay.
  • Đau đầu.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Có các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Mắc chứng rối loạn dạ dày ruột, đau bụng, tiêu chảy.
  • Có các phản ứng quá mẫn.

Tốt nhất để hạn chế tối đa các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì ngay sau khi phát hiện các dấu hiệu bất thường nên theo dõi cơ thể thường xuyên hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Đối tượng nên và không nên sử dụng vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung

Đối tượng nên tiêm phòng HPV

Nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi nên được chích ngừa HPV, khi tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa tốt ung thư cổ tử cung.  Đây sẽ là thời điểm vắc xin đạt hiệu quả cao nhất.  Mặc dù vậy thì những phụ nữ đã có gia đình hoặc đã quan hệ tình dục, quá độ tuổi vẫn có thể tiêm phòng.

Đối tượng không nên tiêm phòng HPV

  • Người nhạy cảm với men hoặc bất cứ những thành phần nào của vắc xin/
  • Người bị sốt cao cấp tính hoặc mắc các nhiễm trùng với cấp độ vừa và nặng. Nên điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra sốt thì mới bắt  đầu tiêm vắc xin.
  • Trường hợp giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang trong quá trình dùng thuốc làm loãng máu.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.
  • Đã nhiễm khuẩn HPV.

Lưu ý điều gì sau khi tiêm vắc xin HPV?

Sau khi bạn đã tiêm phòng đầy đủ sau các mũi vắc xin thì  để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thì các chị em phụ nữ nên sử dụng những lưu ý dưới đây như:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ để không bị ẩm ướt tránh tình trạng nấm mốc, viêm nhiễm. Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng thì nên thay băng  và vệ sinh sạch sẽ, không nên quan hệ tình dục để  hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
  • Tránh hút thuốc là và lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia.
  • Dành thời gian cho nghỉ ngơi, luôn giữ  trạng thái vui vẻ để giữ tinh thần luôn vui tươi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm cần thiết vào bữa ăn hàng ngày. Đồng thời duy trì việc luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh.
  • Các chị em phụ nữ đã có gia đình hoặc đã có hoạt động tình dục thì cần thăm khám định kỳ hằng năm, xét nghiệm tế bào học và HPV nhằm phát hiện kịp thời các bệnh lý về phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin tiêm phòng HPV, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.