Người già dễ bị mắc bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là gì?
Bệnh Alzheimer là một hội chứng mất trí nhớ thường gặp nhất hiện nay. Bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là ảnh hưởng mạnh tới trí nhớ Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy.
Bệnh thường tiến triển chậm với biểu hiện là đãng trí nhẹ và sẽ bị tổn thương não nghiêm trọng vào giai đoạn cuối của bệnh. Theo thống kê, khi bị mắc bệnh này, người bệnh sẽ chỉ sống được khoảng 8 – 10 năm kể từ khi bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể sống lâu hơn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu trong gia đình bạn có một người bị mắc bệnh thì bạn cũng có thể bị mắc bệnh này nhưng trường hợp do di truyền là rất ít gặp và không thường xuyên xảy ra.
Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?
Hiện nay, bệnh Alzheimer vẫn chưa được xác định rõ nguyên. Tuy nhiên theo nghiên cứu, khi bệnh nhân bị mắc căn bệnh này thường các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin của họ sẽ bị suy yếu và chết đi. Bên cạnh đó, tại vị trí xung quanh các và bên trong các tế bào sẽ có các protein bất thường được tạo ra, tạo thành mảng bám và gây cản trở việc truyền thông tin.
Bệnh Alzheimer là căn bệnh thường gặp ở người già, người cao tuổi hoặc những người gặp phải vấn đề về rối loạn não bẩm sinh hoặc chấn thương sọ não. Hiện nay, do cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm cùng nhiều tác hại khác từ đồ ăn thức uống khiến cho việc những người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này không còn quá hiếm nữa.
Bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer bao gồm:
- Tuổi già là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đã được biết, đặc biệt là những người sau 65 tuổi;
- Gia đình có người từng mắc bệnh cũng là một trong những nguy cơ;
- Những người bị suy giảm nhận thức nhẹ;
- Những người có tiền căn chấn thương đầu;
- Có lối sống không lành mạnh như: ít vận động, hút thuốc lá, chế độ ăn thiếu rau và trái cây;
- Những người bị mắc một số bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tăng nồng độ homocysteine;
- Có những vấn để trong quá trình học tập, giao tiếp xã hội như mức độ giáo dục chính quy thấp, công việc nhàm chán, ít giao tiếp hoặc thiếu các hoạt động thử thách trí não.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh Alzheimer
Khi bị mắc phải căn bệnh “quái ác” Alzheimer thường người bệnh sẽ có những triệu chứng được chia thành từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Thông thường trong giai đoạn này người bệnh sẽ không có biểu hiện suy yếu nào.
Giai đoạn 2: người bệnh có thể thấy được trí nhớ của họ đã bắt đầu có biểu hiện giảm sút, hay quên, đãng trí trong các công việc hàng ngày tuy nhiên vẫn chưa có biểu hiện rõ ràng hẳn.
Giai đoạn 3: Người bệnh bắt đầu có những biểu hiện giảm nhận thức nhẹ. Bạn bè, đồng nghiệp có thể nhận thấy và bác sĩ có thể đo lường được qua các xét nghiệm lâm sàng. Những biểu hiện cụ thể trong giai đoạn này bao gồm:
- Khó nhớ trong việc tìm kiếm tên, từ ngữ,…
- Giảm khả năng nhớ tên những người mới được giới thiệu;
- Làm việc không hiệu quả ;
- Chỉ ghi nhớ được ít dữ liệu khi đọc một đoạn văn ;
- Không nhớ nơi để vật có giá trị ;
- Giảm khả năng tổ chức, lên kế hoạch.
Giai đoạn 4: Người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
- Giảm hiểu biết về những sự kiện hoặc sự việc xảy ra gần đây.
- Giảm thiểu việc thực hiện các phép tính tư duy.
- Giảm khả năng thực hiện những công việc phức tạp.
- Không nhớ rõ về tiểu sử bản thân
- Có biểu hiện thờ ơ, lãnh đạm
Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn người bệnh bắt đầu có những biểu hiện ảnh hưởng tới nhận thức tương đối nghiêm trọng:
- Người bệnh không nhớ đượ địa chỉ nhà, số điện thoại, trường đại học,…
- Nhầm lẫn về nơi sinh sống, thứ, ngày,…
- Khó khăn trong những phép tính đơn giản
- Gặp vấn đề trong việc chọn mặc quần áo
- Vẫn còn ý thức và nhớ được những điều quan trọng về bản thân, tên mình, tên con cái và chưa cần phải hỗ trợ ăn uống, vệ sinh.
Giai đoạn 6: Suy giảm nhận thức nghiêm trọng với những triệu chứng:
- Không còn nhận thức được về những hoạt động, sự kiện xung quanh.
- Không nhớ được tiểu sử bản thân.
- Thỉnh thoảng quên tên người thân nhưng vẫn phân biệt được người lạ và người quen.
- Cần giúp đỡ trong việc mặc đồ.
- Rối loạn chu kỳ ngủ, cần giúp đỡ trong vấn đề vệ sinh.
- Không tự chủ được việc đi vệ sinh.
- Tính cách thay đổi: đa nghi, ảo tưởng, ảo giác,…
- Có khuynh hướng đi lang thang, lạc.
Giai đoạn 7: Suy giảm nhận thức nghiêm trọng:
- Mất khả năng phản ứng với môi trường xung quanh, khả năng trò chuyện, kiểm soát cử động nhưng vẫn có thể nói được các từ, cụm từ.
- Cần giúp đỡ trong việc ăn uống, sử dụng nhà vệ sinh.
Những phương pháp điều trị bệnh Alzheimer
Hiện nay, Bệnh Alzheimer không có thuốc nào điều trị khỏi dứt điểm mà bện nhân chỉ có thể làm chậm tiến trình tiến triển của bệnh bằng các thuốc ức chế như cholinesterase và memantine, các loại thuốc an thần.
Thêm nữa, bệnh nhân Alzheimer thường khó thích nghi với môi trường nên bạn không nên bạn hãy cố gắn hạn chế điều này. Ngoài ra, để giảm quá trình phát triển bệnh nên thay đổi lối sống, cách sinh hoạt:
- Nhờ người thân đến hỗ trợ và chăm sóc;
- Đơn giản hóa thói quen hàng ngày và không gian sống;
- Tận hưởng cuộc sống đang có, suy nghĩ tích cực;
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thể chất và tinh thần.
Trên đây, Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn đã tổng hợp thông tin đầy đủ nhất về căn bệnh thường gặp trong cuộc sống Alzheimer. Hãy theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bản thân và những người thân trong gia đình để phát hiện bệnh tật sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.