Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không ?

Cập nhật: 29/05/2019 16:34 | Thu Hương

Bệnh tăng nhãn áp hay còn gọi là bệnh Glocoma thường gặp nhiều ở những người từ 40 tuổi trở lên, có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh này rất nguy hiểm vì khó phát hiện sớm và có thể gây mù lòa. Vậy bệnh tăng nhãn áp điều trị như thế nào và có thể trị khỏi không?

Bệnh tăng nhãn áp có chữa được không ?

Dấu hiệu cho thấy bạn bị tăng nhãn áp

Trong giai đoạn bị bệnh tăng nhãn áp có 3 dấu hiệu đặc trưng: nhãn áp tăng cao từ 25mmHg trở lên, thị trường của mắt thu hẹp, đáy mắt có dấu hiệu teo đĩa thị. Triệu chứng thường gặp là:

  • Đau nhức trong mắt và xung quanh mắt, đôi khi đau dữ dội gây nôn mửa
  • Thị giác bị mờ
  • Cơn đau thường xuất hiện vào buổi tối
  • Nhìn vào bóng đèn về đêm thấy có hào quang như cầu vồng.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 5,7% người bị mù lòa vì căn bệnh này, thường gặp ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Nếu thấy những biểu hiện bệnh như trên thì nên đi khám ngay tại chuyên khoa mắt của bệnh viện. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh hiện tại và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất dành cho  bạn.

bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp liệu có thể chữa dứt điểm

Bệnh nhân bị tăng nhãn áp có thể trị khỏi không?

Cho đến thời điểm này, bệnh tăng nhãn áp chưa có phương pháp nào trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát ngăn chặn tổn thương bằng cách đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và tư vấn cách điều trị hợp lý tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Bạn có thể sử dụng thuốc, điều trị băng tia laser hoặc thực hiện phẫu thuật.

Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày:

  • Ăn những thức ăn giàu a xít béo Omega 3: các loại cá, hải sản, rau lá xanh sẽ rất tốt cho mắt
  • Hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều caffeine vì chất này có thể làm tăng áp lực mắt
  • Uống đủ nước nhưng nên chia nhỏ số lần uống, không nên uống liền một lúc một khối lượng nước lớn vì điều này có thể làm mắt bạn phải chịu thêm áp lực.
  • Những người bị bệnh tăng nhãn áp nên kê cao gối ngủ hơn một chút vì có thể làm giảm áp lực nội nhãn cho mắt trong lúc bạn ngủ.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao sẽ hỗ trợ làm giảm tăng nhãn áp góc mở
  • Thực hiện uống thuốc, nhỏ thuốc theo đúng quy định và hướng dẫn của bác sĩ không được tự ý dừng thuốc, tăng hay giảm liều thuốc. Điều đó có thể sẽ làm tình trạng mắt của bạn trở nên trầm trọng hơn trước.

Ngoài ra bạn có thể xem thêm thông tin : Tăng nhãn áp có phải là bị cận không

Những phương pháp điều trị bệnh tăng nhãn áp hiện nay

  • Dùng thuốc: Một số thuốc có khả năng làm giảm áp lực mắt như: chẹn beta (Timoptics, Betoptic), prostaglandin (Xalatan, Rescula). Lưa ý những loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như: khó thở, nhịp tim chậm, mệt mỏi,…nên người bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và thông báo những dấu hiệu không bình thường gặp phải để được xử lý kịp thời.
  • Phẫu thuật: nếu các phương pháp điều trị nội khoa không làm giảm tình trạng bệnh thì bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bằng cách cắt bè củng giác mạc (trabeculectomy). Phương pháp này đang được sử dụng phổ biến hiện nay có độ an toàn cao, ít biến chứng và có thể điều trị được tất cả các loại tăng nhãn áp. 
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phương pháp điều tị bằng laser để hạ nhãn áp bằng cách chiếu vào khu vực góc thoát thủy dịch.

Đôi mắt là một bộ phận cực kỳ quan trọng trên cơ thể con người, rất dễ bị tổn thương vì vậy nên biết cách bảo vệ, chăm sóc hàng ngày, tránh tiếp xúc với những vật, chất hoặc những thứ không tốt cho mắt đặc biệt là vấn đề về chế độ ăn uống, bệnh nhãn áp không nên ăn gì, nên ăn gì cũng cần phải lưu ý.

Bài viết này đã trả lời cho câu hỏi: tăng nhãn áp có chữa được không? Nếu nghi ngờ bản thân bị bệnh tăng nhãn áp bạn nên đến khám bác sĩ để nhận được lời khuyên điều trị tốt nhất. Người đã điều tri tăng nhãn áp vẫn có thể bị tái phát vì vậy nên đi khám định kỳ khoảng 2 năm/lần.