Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Liệt cơ mở thanh quản có nguy hiểm không? Bệnh được điều trị như thế nào?

Cập nhật: 30/12/2021 08:55 | Trần Thị Mai

Liệt cơ mở thanh quản là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có các triệu chứng để nhận biết liệt cơ mở thanh quản? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?... Những thắc mắc về bệnh sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết. Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Liệt cơ mở thanh quản có nguy hiểm không? Bệnh được điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh liệt cơ mở thanh quản

Liệt cơ mở thanh quản là tình trạng thanh quản không thể thực hiện chức năng nói, thở và giúp bảo vệ đường thở ở những mức độ khác nhau. Khi bị liệt cơ thanh quản có thể là liệt thần kinh hoặc liệt cơ.

Có hai nhóm nguyên nhân gây ra liệt cơ mở thanh quản như nguyên nhân trung ương và nguyên nhân ngoại biên. Cụ thể như:

Nguyên nhân trung ương

Mắc các tổn thương cấp tính: Do người bệnh mắc virus, nhiễm độc hoặc do thiếu oxy (do các tổn thương hành não khi bị hôn mê nhiễm độc, chấn thương sọ não nặng, các phẫu thuật thiếu oxy lên vùng hành não…).

Có các tổn thương tiến triển từ từ: Khi giang mai hoặc những dạng tổn thương thoái hóa, viêm phần trước tủy sống, dị dạng, liệt hành cầu, tổn thương teo hành cầu tiểu não hoặc những khối u di căn sọ não…

Do các nguyên nhân ngoại biên

Do phẫu thuật ở vùng cổ, đặc biệt là phẫu thuật tuyến giáp như cắt toàn bộ tuyến giáp. Bên cạnh đó thì việc phẫu thuật thực quản hoặc khí quản cũng sẽ có nguy cơ liệt cơ mở thanh quản.

Do những khối u vùng cổ như u thực quản hoặc khối u trong ung thư tuyến giáp, mắc ung thư khí quản cổ hoặc di căn ung thư phổi, u trung thất.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc liệt cơ mở thanh quản như:

  • Người mắc tình trạng tổn thương cấp tính do virus hoặc bị những chấn thương, dị dạng bẩm sinh ở vùng hành não.
  • Người bệnh bị nhiễm độc.
  • Đối tượng phẫu thuật ở vùng cổ hoặc có các u vùng cổ.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh liệt cơ mở thanh quản mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết bệnh liệt cơ mở thanh quản 

Khởi phát cho triệu chứng của bệnh liệt cơ thanh quản là bệnh nhân sẽ bị mất tiếng đột ngột và sau đó khoảng vài ngày thì sẽ nói lại được, tuy nhiên âm lượng, âm sắc của giọng nói sẽ bị thay đổi. Sau đó tiếng nói sẽ dần được phục hồi lại nhờ  vào việc bù có dây thần kinh thanh quản đối diện.

Trường hợp bị liệt dây thần kinh thanh quản 2 bên sẽ bắt đầu bằng việc khó thở đột ngột vì liệt cơ mở thanh quản không cho không khí vào phổi, tiếp đến cơ khép cũng bị liệt và hai dây thành trở về tư thế trung gian. Sau đó bệnh nhân sẽ hết khó thở tuy nhiên sẽ không nói được kèm với uống sặc và ho không ra tiếng.

Những người bị bệnh liệt cơ mở thanh quản sẽ bị mất phản xạ bảo vệ phổi nên nước và thức ăn sẽ rơi vào đường hô hấp dưới gây ra viêm phổi hoặc áp xe phổi.

Khi bị liệt cơ mở thanh quản trong một số trường hợp có thể kèm liệt một số dây thần kinh sọ khác như:

Bị liệt kèm với liệt màn hầu, cơ ức đòn chũm và cơ thang một bên trong hội chứng Schmidt do tổn thương nhân vận động ở hành não.

Liệt dây thanh quản kèm theo liệt màn hàu và lưỡi cùng bên trong hội chứng Jackson.

Khi nguyên nhân do liệt cơ thì người bệnh sẽ biểu hiện hội chứng cơ mở, khó thở thanh quả kèm theo những cơn ngạt thở trong khi giọng nói không thay đổi hoặc liệt cơ khép. Những người bệnh nhân không khó thở nhưng cũng không ra tiếng. Liệt các cơ riêng lẻ thường khiến tiếng nói khàn và nhỏ.

Danh mục về các triệu chứng của bệnh liệt cơ mở thanh quản khác mà chưa được liệt kê ở trên. Mỗi người tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau.

Nên tốt nhất ngay khi có những triệu chứng bất thường thì nên đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

liet-co-mo-thanh-quan
Có phương pháp nào để điều trị liệt cơ mở thanh quản?

Điều trị liệt dây thanh quản

Khi người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc liệt cơ mở thanh quản thì bác sĩ chuyên khoa sẻ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như:

  • Siêu âm vùng cổ: nhằm phát hiện ra khối u ở vùng cổ.
  • Chụp MRI vùng cổ ngực hoặc sọ não để phát hiện sớm khối u gây ra tổn thương.
  • Thực hiện các xét nghiệm cơ bản như sinh hóa máu, công thức máu, kiểm tra chức năng tuyến giáp hoặc chức năng hô hấp dùng  để đánh giá các yếu tố trước khi điều trị.

Việc điều trị liệt dây thanh quản có thể được thực hiện theo những phương pháp điều trị phổ biến như:

Tiến hành xoa bóp - bấm huyệt và châm cứu

Chủ yếu những thủ thuật này sẽ tác động vào vùng dưới cằm và cổ gáy bên liệt. Những phương pháp giúp chữa liệt dây thanh quản trái, phải.

Xoa bóp - bấm huyệt: Phương pháp này sẽ làm thư giãn cơ co thắt, thúc đẩy lưu thông máu, ngăn chặn mệt mỏi và tăng cường sự trao đổi chất, bôi trơn các dây thanh âm, tiếp thêm độ đàn hồi và tính di động của cơ bắp và dây chằng.

Xoa bóp giúp người bệnh được thư giãn, làm cơ thanh quản, cải thiện chất lượng âm thanh, giúp loại bỏ được tình trạng viêm do tích tục của những chất thải trong cơ bắp nhằm tạo điều kiện sửa chữa tổn thương trong các cơ thanh quản.

Điều trị phẫu thuật

Nếu nguyên nhân gây ra liệt cơ mở dây thanh quản do khối u vùng cổ hoặc trung thất thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh lấy bỏ u và cùng theo dõi sự phục hồi của dây thanh quản.

Các phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến như:

Cố định dây thanh quản: Kim tiêm sẽ được chọc qua sụn giáp ở phía trước đường chếch, tiếp đến kim tiêm thứ hai sẽ được chọc ở vị trí dưới kim thứ nhất vài mm. Chính sợi dây đơn được xuyên qua sẽ tạo một kim và tạo thành những vòng quanh dây thanh. 

Dùng laser để cắt dây thanh: Sử dụng laser cắt dây thanh ở mức độ cơ và dây chằng tới gần đáy của buồng thanh quản. 

Phẫu thuật qua đường ngoài thanh quản bằng cách cố định sụn phễu hoặc cắt bỏ sunh  phễu và cố định dây thanh.

Trong trường hợp không  tìm  ra  được nguyên nhân gây ra liệt cơ mở thanh quản thì cần dùng kỹ thuật tiêm vào dây thanh các chất liệu khác nhau để điều trị tạm thời hoặc vĩnh  viễn.

Điều trị nội khoa

Bên cạnh đó thì các  trường hợp liệt dây thanh một bên và kiệt hai dây thanh sẽ được chỉ định điều trị phương pháp nội khoa.

Liệt dây thanh một bên: Sử dụng phương pháp luyện giọng để theo dõi chuyên viên huấn luyện trong khoảng từ 6 - 8 tuần và mỗi giáo trình được duy trì từ 30 - 40 phút.

Trường hợp liệt hai dây thanh: Điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ để người bệnh phục hồi nhanh hơn sau khi phẫu thuật.

Hy vọng những thông tin về bệnh liệt cơ mở thanh quản ở trên đã chia sẻ đến bạn những kiến thức đó. Tuy nhiên kiến thức y khoa này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.