Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh viêm loét hành tá tràng nguy hiểm như thế nào nếu không được điều trị sớm?

Cập nhật: 29/12/2021 10:52 | Trần Thị Mai

Viêm loét hành tá tràng là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có các phương pháp nào để điều trị bệnh? Dấu hiệu để nhận biết bệnh ra sao?... Tất cả các thắc mắc về bệnh viêm loét hành tá tràng sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Bệnh viêm loét hành tá tràng nguy hiểm như thế nào nếu không được điều trị sớm?

Nguyên nhân gây ra viêm loét hành tá tràng

Viêm loét hành tá tràng là bệnh gây ra do mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ tại niêm mạc vùng hành tá tràng. Việc làm mất cân bằng các yếu tố này nhẹ thì sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc gây ra phản ứng viêm trên bề mặt niêm mạc tá tràng và nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến vết loét ở niêm mạc tá tràng và có thể làm phá hủy đi lớp cơ và gây thủng ổ loét.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét hành tá tràng, bao gồm:

Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn HP. Vì chúng gây ra tăng tiết acid dạ dày và làm giảm đi việc sản xuất chất nhầy hàng rào bảo vệ niêm mạc. Lúc đó acid dạ dày sẽ tiếp xúc với niêm mạc tá tràng và dẫn đến viêm loét hành tá tràng.

Chế độ ăn uống không lành mạnh: Do ăn quá nhiều các thức ăn có tính chất kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như đồ ăn chua, nóng, cay, rượu, cà phê, chè đặc hoặc quá trình ăn nhai quá nhanh, ăn uống không đúng giờ, ăn no hoặc quá đói…

Người bệnh sử dụng trong suốt thời gian dài các loại thuốc chống viêm giảm đau như NSAIDs, Corticoid, … làm giảm tiết chất nhầy yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng.

Người thường xuyên gặp phải các căng thẳng, lo âu, cáu giận.

Gia đình có tiền sử người mắc bệnh viêm loét hành tá tràng.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét hành tá tràng như:

  • Người trên 70 tuổi trở lên.
  • Thường xuyên uống rượu, bia.
  • Có tiền sử mắc tình trạng loét dạ dày.
  • Bị mắc các chấn thương nặng về thể chất.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc viêm loét hành tá tràng khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng viêm loét hành tá tràng

Một số triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét hành tá tràng như:

  • Vùng thượng vị hơi lệch sang phải có triệu chứng đau, rát theo từng đợt, mức độ đau tăng lên khi thời tiết  thay đổi vào mùa lạnh.
  • Mức độ đau tăng lên khi người bệnh đói và lúc ăn vào sẽ đỡ đói hơn, triệu chứng tương tự với đau dạ dày.
  • Xuất hiện các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Ăn khó tiêu.
  • Có dấu hiệu mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt do ổ loét bị rỉ máu.
  • Ổ loét viêm sẽ gây ra xuất huyết tiêu hóa và có các triệu chứng kèm theo như nôn ra máu, mất máu có thể gây ra tụt huyết áp, sốc hoặc đi ngoài phân đen.

Sẽ còn có những triệu chứng của bệnh viêm loét hành tá tràng khác mà chưa được liệt kê ở trên và tùy thuộc vào mức độ viêm loét mà  mỗi người sẽ có dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau.

Biến chứng viêm loét hành tá tràng

Khi mắc bệnh viêm loét hành tá tràng nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như:

Xuất huyết đường tiêu hóa: Khi người bệnh sử dụng các chất gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như uống rượu, sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm… sẽ có biểu hiện nôn ra máu tươi, đi phân đen, người mệt lả, tụt huyết áp, xuất huyết ôt máu loét ra. Biến chứng này vô cùng nghiêm trọng và cần được đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa sớm để được điều trị.

Thủng ổ loét: Có xuất hiện cơn đau bụng dữ dội, bụng cứng như gỗ kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn mửa. Biến chứng này cần thực hiện cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Hẹp môn vị: Vị trí loét sẽ rộng và sát hơn với môn vị dạ dày dẫn đến nguy cơ hẹp môn vị. Triệu chứng để nhận biết biến chứng này là chậm tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng, nôn  ra  thức ăn cũ kèm với dịch màu xanh đen.

benh-viem-loet-hanh-ta-trang
Có phương pháp nào để điều trị bệnh viêm loét hành tá tràng?

Bệnh viêm loét hành tá tràng có lây không?

Có rất nhiều con đường gây lây nhiễm bệnh loét hành tá tràng sang người khỏe mạnh bình thường như:

  • Lây nhiễm qua đường miệng - miệng: Do vi khuẩn HP có rất nhiều trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh nên sẽ làm lây nhiễm bệnh viêm loét hành tá tràng qua đồ dùng như vệ sinh cá nhân, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp hoặc mẹ nhai mớm cơm cho con…
  • Lây qua đường Phân - miệng: Do vi khuẩn  HP sẽ có trong phân người bệnh nên có thể  gây lây nhiễm nếu đi vệ sinh xong và không rửa tay sạch hoặc gây lây  nhiễm qua đường trung gian từ ruồi, gián, chuột… bò vào thức ăn.
  • Lây qua dạ dày - miệng: Khi vi khuẩn HP trong dạ dày bị trào ngược hoặc ợ   chua sẽ khiến cho vi khuẩn bị đẩy lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.
  • Lây qua dạ dày - dạ dày: Con đường lây nhiễm này rất quan trọng vì nó có thể gây lây nhiễm khi thực hiện nội soi ở các cơ sở y tế. Nếu nhân viên y tế nội soi đầu dò không sạch sẽ thì vi khuẩn HP này có thể nhiễm sang người bình thường, khỏe mạnh.

Các biện pháp điều trị  bệnh viêm loét hành tá tràng

Trước khi tiến hành điều trị cho người bệnh bác sĩ sẽ  chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Các xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán bệnh viêm loét hành tá tràng như:

  • Nội soi dạ dày: Sử dụng một ống mỏng có gắn camera ở phía đầu để nhìn trực tiếp vào bên trong dạ dày của người bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định mẫu phân hoặc xét nghiệm hơi thở để tìm hiểu có nhiễm vi khuẩn HP.
  • Sinh thiết: Trường hợp người bệnh không thể thực hiện nội soi dạ dày hành tá tràng thì sẽ tiến hành lấy mẫu mô để thực hiện sinh thiết.

Xác định được nguyên nhân gây ra viêm loét hành tá tràng bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp cho mức độ bệnh.

Trường hợp bị viêm loét hành tá tràng là do vi khuẩn HP gây ra thì sẽ cần dùng 2 loại thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn đồng thời giảm lượng axit do dạ dày tạo ra.

Trường hợp bị viêm loét hành tá tràng do sử dụng thuốc kháng viêm trong suốt một thời gian dài thì cần phải ngừng sử dụng và bắt đầu dùng thuốc để sản xuất axit ở dạ dày.

Người bệnh cũng cần chú ý uống thuốc kháng axit, ít uống rượu và bỏ hút thuốc để không làm diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Duy trì việc hoạt động thể chất, nên tập thể dục thường xuyên có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch và làm giúp giảm tình trạng viêm ở hành tá tràng.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm loét hành tá tràng, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.