Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh u não ở trẻ em

Cập nhật: 22/03/2022 09:39 | Trần Thị Mai

U não là nguyên nhân tử vong cao nhất trong số các ung thư trẻ em. Vậy u não ở trẻ em là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh như thế nào?... Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn bệnh lý u não ở trẻ em dưới bài viết. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

Các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh u não ở trẻ em

U não ở trẻ em là gì? Nguyên nhân u não ở trẻ em

U não ở trẻ em là tình trạng xuất hiện các tế bào phát triển bất thường trong bộ não hoặc tại các cấu trúc, mô lân cận. 

Bệnh u não ở trẻ em là loại u thường gặp, chiếm 25% tổng số bệnh lý u ở trẻ em và trở thành nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh lý khối u ở trẻ em và đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư máu.

Vị trí thường gặp u não ở trẻ em là vùng hố sau chiếm 50 – 55% tổng số u não ở trẻ em. Bệnh cũng có thể được chia thành nhiều loại, một số loại lành tính, ác tính hoặc đe dọa đến tính mạng.

Các khối u có thể chia thành khối u nguyên phát bắt đầu trong não và khối u hậu phát lan rộng tới não từ nơi khác còn gọi là khối u di căn não.

Bệnh u não ở trẻ em sẽ không lây truyền từ người này sang người khác, tuy nhiên một số các đối tượng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn như:

  • Trẻ em có tiền sử trong gia đình đã từng có người mắc bệnh.
  • Trẻ em sống ở môi trường hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường độc hại.

Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh u não ở trẻ em chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết bệnh u não ở trẻ em

Tùy thuộc vào vị trí, kích thước của khối u não mà sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Một số triệu chứng u não ở trẻ em điển hình như:

  • Do hội chứng tăng áp lực trong sọ, hội chứng tiểu não, hội chứng chèn ép khu trú sẽ gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, tâm trạng dễ bị kích động, khó để tập trung trong học tập. Diễn biến bệnh nghiêm trọng hơn sẽ có các triệu chứng lơ mơ, bán hôn mê, rối loạn tuần hoàn và hệ hô hấp.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi sẽ dễ bị mắc triệu chứng đầu to, thóp phồng, thóp giãn, giãn khớp sọ.
  • Trẻ bị u não ở hố sau có các triệu chứng đứng không vững hoặc không đi được, loạng choạng, điều hòa động tác như sai hướng.
  • Khối u não phát triển ở nền sọ, cùng tuyến yên có thể gây ra dấu hiệu như rối loạn nội tiết, chậm dậy thì, phát triển không bình thường.

Danh mục về các triệu chứng nhận biết bệnh u não ở trẻ em chưa đầy đủ, nên tốt nhất ngay khi xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ thì hãy đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị chính xác nhất.

Các biểu hiện u não ở trẻ sẽ rất khó để nhận biết và khám, nếu chỉ khi nhận biết dấu hiệu đơn giản như nôn, đau đầu thì có thể sẽ gây ra chẩn đoán muộn.

benh-u-nao-o-tre-em
Bệnh u não ở trẻ em có thể thực hiện phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Phương pháp điều trị bệnh u não ở trẻ em

Trước khi tiến hành phương pháp điều trị, dựa vào triệu chứng lâm sàng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để xác định đúng vị trí, mức độ mắc u não ở trẻ em, cụ thể như:

  • Chẩn đoán bằng hình ảnh.
  • Chụp cộng hưởng từ và cắt lớp.

Tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, vị trí mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị để đạt hiệu quả cao, an toàn cho bệnh nhân. Việc điều trị u não ở trẻ em cần có sự kết hợp của nhiều bác sĩ chuyên khoa bao gồm: bác sĩ nội khoa thần kinh, phẫu thuật viên thần kinh, bác sĩ ung thư, xạ trị, giải phẫu bệnh, hóa trị…

Một số các phương pháp được dùng trong điều trị u não ở trẻ em như:

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Dùng thuốc nào sẽ do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần tuần thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ có thể gây ra.

Điều trị phẫu thuật

Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh rất tốt, tuy nhiên cần phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước khối u, vị trí và mức độ xâm lấn khối u, kinh nghiệm phẫu thuật viên... Phẫu thuật sẽ giúp giảm thể tích khối u, giảm chèn ép do u gây ra, bảo đảm an toàn cho bệnh nhân về sự sống cũng như chất lượng sống.

Trường hợp u não ở vị trí khó không thể lấy được thì phải tiến hành sinh thiết mở hoặc lấy các mẫu nhỏ bằng sinh thiết kim để chẩn đoán mô bệnh học phục vụ cho điều trị xạ trị hoặc hóa trị.

Phẫu thuật bằng phương pháp nội soi sẽ được thực hiện khi trường hợp có giãn não thất, điều này giúp tiết kiệm chi phí, ít để lại biến chứng. Mổ nội soi não thất còn tránh được di căn khối u ác tính từ não xuống ổ bụng.

Phương pháp xạ trị

Sẽ có những trường hợp u não trẻ em nhất định cần phải dùng đến phương pháp xạ trị để điều trị các tàn dư còn sót u sau khi phẫu thuật.

Mặc dù vậy xạ trị có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này nên cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Sẽ có những trường hợp phải chờ đến khi trẻ trưởng thành để hạn chế tối đa các tác dụng phụ của tia xạ gây ra.

Phương pháp hóa trị

Khi khối u ác tính ở mức độ nghiêm trọng sẽ được chỉ định hóa trị.  Tuy nhiên các hóa chất có nhiều tác dụng phụ nên sẽ ác tính hơn cả khối u não nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng hóa chất cho u não ở trẻ em.

Để phòng ngừa và hạn chế tối đa bệnh u não phát triển nhiều hơn người bệnh cần thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Hy vọng những thông tin về bệnh u não ở trẻ em được các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về căn bệnh này và có cách phòng ngừa hữu hiệu tình trạng này. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có thắc mắc.