Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết võng mạc và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật: 24/09/2021 11:42 | Trần Thị Mai

Bệnh xuất huyết võng mạc là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Triệu chứng để nhận biết bệnh ra sao? Có cách nào để điều trị và phòng ngừa bệnh k?... Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn đọc những thông tin về bệnh xuất huyết võng mạc. Bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết võng mạc và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết võng mạc

Bệnh xuất huyết võng mạc là một biến chứng của bệnh lý mạch máu võng mạc và thường xảy ra khi máu không ở trong mạch máu mà sẽ thoát ra bên ngoài võng mạc. Khi mắc bệnh sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến chức năng thị lực của mắt như nhìn mờ, đau và đỏ mắt. Tuy nhiên tình trạng mờ mắt của từng người bệnh còn phụ thuộc vào số lượng và vị trí xuất huyết.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh xuất huyết võng mạc hầu hết là do mắc các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như cận thị nặng, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, chấn thương mắt, bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già…

Bên cạnh những nguyên nhân chính ở trên thì nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh xuất huyết võng mạc như:

  • Người có tiền sử bị tắc tĩnh mạch võng mạc khiến cho các  mạch máu bị vỡ.
  • Trẻ sơ sinh có các mạch máu bất thường trong võng mạc.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường khiến xuất hiện tình trạng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu dẫn đến khả năng vận chuyển oxy trong hồng cầu giảm, kéo theo đó là tình trạng thiếu máu võng mạc và làm tổn thương hàng rào máu võng mạc, gây tổn thương võng mạc.
  • Học sinh hoặc nhân viên văn phòng hoặc người đã bị cận thị nặng trong thời gian dài.

Danh mục về nguyên  nhân gây ra xuất huyết võng mạc ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, nếu bạn đọc có thắc mắc thì liên hệ với bác sĩ sẽ có lời giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết võng mạc

Khi mắc bệnh xuất huyết võng mạc người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng như thị lực bị ảnh hưởng đột ngột theo mức độ từ nhẹ đến nặng, cụ thể các dấu hiệu như:

  • Bị đau mắt.
  • Kèm theo triệu chứng đau đầu.
  • Thị lực nhìn mờ.
  • Xuất hiện các chấm nhỏ màu đen li ti trong mắt, đôi lúc sẽ thấy màu đỏ trong hoặc 1 lớp sương trong bóng tối.
  • Tầm nhìn cũng bị ảnh hưởng, bị bóp méo.
  • Trong trường hợp người bệnh không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thì có thể gặp phải các biến chứng với những rối loạn cơ bản như:
  • Thị lực bị mất vĩnh viễn.
  • Nhãn áp mạch máu bị tăng quá mức.
  • Xuất hiện dịch kính.
  • Mắc tình trạng xuất hiện các mạch máu mới kém chức năng và dễ vỡ nằm phía trong lớp hắc mạc và là một trong ba lớp cấu tạo của vỏ nhãn cầu.
  • Tăng sinh xơ mạch ống kính.

Đây là một căn bệnh có diễn biến phức tạp, do đó nếu khi thấy mắt bị mờ hoặc xuất hiện các triệu chứng ở trên thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa mắt để thăm khám, có phương pháp điều trị phù hợp hơn.

xuat-huyet-vong-mac
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cải thiện nhanh chóng tình trạng các bệnh về mắt

>> Tham khảo thông tin xét tuyển cao đẳng điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

Các phương pháp điều trị bệnh xuất huyết võng mạc

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh của từng người thì bác  sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng các kỹ thuật chẩn đoán như kiểm tra thị lực của mắt như:

  • Kiểm tra mắt: Tiến hành kiểm tra chức năng thị lực của mắt, tầm nhìn của mắt… từ đó dễ dàng phát hiện được ra các dấu hiệu bất thường của mắt như ruồi bay, mạng nhện.
  • Soi đáy mắt: Một phương pháp khá phổ biến thường được dùng trong chẩn đoán bệnh võng mạc ở người bệnh.
  • Chụp mạch huỳnh quang: Người bệnh sẽ được tiêm thuốc nhuộm huỳnh quang vào mắt. Điều này sẽ giúp bác sĩ nhãn khoa nhìn thấy rõ hơn và từ đó kiểm tra được các mạch máu trong võng mạc của người bệnh.

Từ đó sẽ có kết quả chính xác mức độ tổn thương, vị trí tổn thương của võng mạc nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Sẽ có những trường hợp người bệnh tự khỏi nếu nguyên nhân không phải do chấn thương, xuất hiện triệu chứng  hoặc các bệnh lý khác đi kèm.

Một số các biện pháp phổ biến được dùng trong điều trị xuất huyết võng mạc như:

  • Tìm ra nguyên nhân gây xuất huyết võng mạc để điều trị và phòng ngừa xuất huyết tái phát và phòng ngừa bên mắt còn lại.
  • Thực hiện các kỹ thuật điều trị như Laser, thuốc tiêm nội nhãn, vi phẫu mạch máu… nhằm điều trị xuất huyết võng mạc. Tùy tình trạng bệnh mà sẽ sử dụng một trong ba phương pháp ở trên hoặc sử dụng cả ba phương án trên.
  • Song song với quá trình điều trị bệnh về mắt  thì người bệnh cũng cần bổ sung các dưỡng chất như các loại Vitamin  A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin E và Omega 3 để bảo vệ thủy tinh thể, võng mạc và mục đích cuối là sẽ cải thiện đáng kể thị lực cho người bệnh.

Cách phòng ngừa xuất huyết võng mạc

Trước tiên thì ngay khi gặp các vấn đề về mắt như mắt đỏ, nhìn mờ, luôn cảm thấy đau nhức mắt thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám chuyên khoa để được điều trị và có phương pháp cải thiện tình trạng này nhanh chóng.

Trong quá trình học tập và làm việc cần giữ đúng tư thế, có đầy đủ ánh sáng, không nên sử dụng những thiết bị điện tử quá lâu. Những người làm nhân viên văn phòng và học sinh cần đặc biệt chú ý điều này để hạn chế việc bị cận thị nặng hơn.

Người có tiền sử tăng huyết áp thì nên thường xuyên kiểm tra và kiểm soát tốt tình trạng huyết áp. Đồng thời người bệnh cần duy trì chế độ ăn nhạt, tập thể dục khoảng 30 phút/ ngày với các bài tập vừa sức như đi bộ, yoga, xe đạp…

Phụ nữ mang thai thì nên theo dõi sức khỏe thai nhi trong suốt thai kỳ, khám định kỳ với những trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bệnh về mắt và phòng tránh những biến chứng về võng mạc có thể xảy ra.

Xây dựng thực đơn hàng ngày giàu dinh dưỡng, chú ý bổ sung những thực phẩm có lợi cho đôi mắt của bạn và những người thân.

Trời nắng khi ra ngoài cần đeo kính râm để hạn chế việc ánh nắng mặt trời chiếu thẳng mắt. Không nên dụi mắt nhiều và luôn giữ cho  mắt sạch sẽ.

Toàn bộ những thông tin ở trên về bệnh xuất huyết võng mạc chỉ mang tính chất tham khảo và không  thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ người có năng lực chuyên môn để được giải đáp chi tiết.