Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu các biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch

Cập nhật: 18/03/2021 10:43 | Trần Thị Mai

Xơ vữa động mạch là căn bệnh diễn biến chậm tuy nhiên có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các động mạch trong cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, phương pháp điều trị của bệnh ở bên dưới bài viết. Bạn đọc cùng theo dõi nhé!  

Tìm hiểu các biến chứng của bệnh xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là gì? Nguyên nhân gây ra xơ vữa động mạch?

Xơ vữa động mạch là từng mảng xơ vữa tích tụ bên trong thành động mạch. Động mạch mang máu chứa oxy đến tim và các bộ phận khác trong cơ thể. Chất béo, cholesterol, canxi, tạo thành các mảng xơ vữa, theo thời gian thì mảng xơ vữa sẽ bị cứng lại, làm hẹp động mạch và gây hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến những cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể.

Khi mắc bệnh xơ vữa động mạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe như nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc thậm chí là tử vong.

Quá trình diễn ra bệnh xơ vữa động mạch rất chậm và có khi phải mất nhiều năm sau đó bệnh mới xuất hiện các triệu chứng rõ rệt.

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch nhưng theo nhiều chuyên gia y tế thì có rất nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành mảng xơ vữa. Ban đầu của bệnh có thể do tổn thương nội mạc mạch máu. Bên cạnh đó còn có một số các tác nhân gây tổn thương nội mạch và gián tiếp gây ra xơ vữa động mạch như:

  • Huyết áp thường xuyên tăng cao.
  • Trong máu mức độ lipid tăng cao.
  • Chỉ số đường huyết luôn ở mức cao.
  • Hút thuốc lá chủ động và thụ động.
  • Người mắc bệnh thừa cân, béo phì.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh và không thường xuyên vận động.
  • Người có tiền sử mắc bệnh viêm mãn tính như viêm khớp, nhiễm trùng, viêm mạn tính không rõ nguyên nhân.

Mắc tổn thương của lớp nội mạc mạch máu sẽ môi trường thuận lợi cho cholesterol, canxi và cách thành phần khác trong máu lắng đọng nên hình thành xơ vữa. Từ đó gây thay đổi cấu trúc của thành mạch máu gây ra các mạch máu trở nên xơ cứng và mất tính đàn hồi.

Lòng mạch tiếp tục bị tổn thương do các mảng xơ vữa bị nứt vỡ và bong ra. Quá trình tuần hoàn ở trên sẽ khiến tình trạng xơ vữa mạch ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp cho bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Các triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch

bệnh xơ vữa động mạch sẽ có diễn biến trong thời gian dài nên ở giai đoạn đầu người bệnh rất khó để nhận ra những triệu chứng của bệnh. Cho đến khi các mảng xơ vữa phát triển khiến cho lòng mạch thu hẹp làm hạn chế lưu lượng máu tới các cơ quan. Lúc này mới có những triệu chứng rõ rệt xuất hiện.

Một số các triệu chứng điển hình của bệnh xơ vữa động mạch ở từng vị trí mắc bệnh như:

  • Khi xơ vữa động mạch ở vành tim: người bệnh sẽ nhận thấy cảm giác đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim vì lúc này lưu lượng máu về tim không đủ.
  • Xơ vữa động mạch ở động mạch máu não: tê bì tay chân, cảm giác yếu ớt vô lực, rơi vào tình trạng khó nói hoặc nói lặp, thị lực bị ảnh hưởng, xuất hiện triệu chứng đột quỵ nhẹ, các cơn máu não thoáng qua… Với các dấu hiệu ở vị trí này nếu người bệnh không điều trị sớm có thể gây ra cơn tai biến mạch máu não.
  • Xơ vữa động mạch xảy ra ở chân, tay: các triệu chứng chủ yếu sẽ là động mạch ngoại vi cụ thể là thấy đau khi vận động.
  • Xơ vữa động mạch ở thận: người bệnh có thể bị mắc các biểu hiện của bệnh cao huyết áp hoặc suy thận.

Tùy thuộc vào từng vị trí mắc bệnh mà sẽ có những triệu chứng khác nhau nên người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và phát hiện bệnh sớm.

Danh mục về triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết.

xo-vua-dong-mach
Xơ vữa động mạch có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nghiêm trọng 

Bệnh xơ vữa động mạch có nguy hiểm không?

Ngay khi người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo tình trạng xơ vữa động mạch cần đến những cơ sở y tế để được điều trị sớm. Vì bệnh này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

  • Bệnh động mạch vành tim: sẽ gây ra biến chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim.
  • Bệnh động mạch cảnh não: xuất hiện biến chứng thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.
  • Bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên: giảm cảm giác ở các chi và làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc gặp biến chứng hoại tử mô.
  • Bệnh thận mạn tính: đây cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh xơ vữa động mạch gây ra.

Mắc phình mạch: bất cứ phần động mạch nào của cơ thể cũng có thể xảy ra phình mạch. Nguy hiểm hơn có thể gây vỡ mạch máu, người bệnh sẽ bị chảy máu nghiêm trọng và mất máu liên tục dẫn đến tử vong.

Các phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Để điều trị có hiệu quả tình trạng xơ vữa động mạch thì người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Phương pháp điều trị phổ biến của bệnh xơ vữa động mạch như:

Điều trị bằng thuốc

Dùng thuốc sẽ có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế diễn biến bệnh xấu đi, một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:

  • Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu và kháng đông như aspirin: thuốc có tác dụng ngăn chặn huyết khối và tắc nghẽn động mạch.
  • Nhóm thuốc giảm cholesterol: gồm statin và các dẫn xuất của axit fibric.
  • Nhóm thuốc ứng chế beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi để điều chỉnh huyết áp ở mức tốt nhất.
  • Nhóm thuốc lợi tiểu và ức chế men chuyển nhằm ngăn ngừa việc hẹp động mạch.

Phương pháp phẫu thuật

Đối với các trường hợp đã tiến triển đến giai đoạn nặng cơ hoặc các mô da đang bị đe dọa thì sẽ được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật để điều trị xơ vữa động mạch bao gồm:

  • Phẫu thuật bắc cầu: phẫu thuật này sẽ sử dụng một tĩnh mạch từ vị trí khác trong cơ thể của bạn hoặc một ốngtổng hợp để chuyển hướng máu chảy quanh động mạch bị tắc.
  • Tiến hành tiêu sợi huyết: tiêm vào động mạch bị ảnh hưởng một loại thuốc để làm tan khối máu đông.
  • Nong mạch: cách này bác sĩ sẽ dùng một ống mỏng, dẻo là ống thông và một quả bóng nhằm mở rộng động mạch.
  • Cắt bỏ nội mạc động mạch: thực hiện phẫu thuật loại bỏ chất béo lắng đọng trong động mạch.
  • Nạo ra mảng xơ vữa: sử dụng ống thông với một lươic dao sắc ở một đầu để loại bỏ mảng bám động mạch.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Bên cạnh việc thực hiện các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt để kiểm soát tốt bệnh. Cụ thể như:
  • Chế độ ăn uống hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Nên bổ sung cá vào chế độ ăn, 2 lần/ tuần.
  • Duy trì việc tập thể dục hàng ngày trong khoảng từ 30 – 60 phút/ ngày.
  • Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, thư giãn để hạn chế căng thẳng.
  • Điều trị các bệnh liên quan đến xơ vữa động mạch, chẳng hạn như cao huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy tại trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh xơ vữa động mạch, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.