Bệnh uốn ván là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh uốn ván
Bệnh uốn ván là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí.
Nguyên nhân chính gây bệnh uốn ván là trực khuẩn uốn ván. Hầu hết các vi khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương sâu bị nhiễm đất, cát hoặc phân người, sức vật, vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát hoặc do tiêm chích nhiễm bẩn.
Căn bệnh này không thể lây nhiễm từ người sang người, tuy nhiên nếu các vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với môi trường có tồn tại vi khuẩn uốn ván thì sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
Có một số trường hợp khác mắc uốn ván do liên quan đến bệnh lý nội khoa như vết thương viêm tai giữa, chảy mủ tai, chàm da mạn tính, sâu răng, vết thương lâu lành, vết loét lâu lành như bàn chân tiểu đường, vết loét ung thư vú…
Những trường hợp trẻ sơ sinh bị uốn ván là do các nha bào xâm nhập qua dây rốn khi sinh ra và cắt dây rốn bằng dụng cụ bẩn hoặc cách chăm sóc rốn không đúng không vô khuẩn băng đầu rốn bị cắt.
Tại nhiều nước đang phát triển thuộc Châu Á, châu Phi, Nam Mỹ thì bệnh uốn ván là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra tử vong, đặc biệt ở những vùng nông thôn và các vùng nhiệt đới.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân khác gây ra uốn ván, nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ cho các bác sĩ để được giải đáp chính xác, chi tiết.
Triệu chứng của bệnh uốn ván
Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng sẽ có các triệu chứng mắc uốn ván khác nhau, cụ thể như:
Đối với trẻ sơ sinh
Sau khi sinh từ 3 – 28 ngày trẻ có các triệu chứng như cứng hàm, thường xuyên cong ưỡn người và co cứng toàn thân.
Đối với trẻ em, người lớn
- Thời gian ủ bệnh uốn ván trong khoảng từ 3 – 10 ngày và cũng có thể kéo dài đến 3 tuần. Nếu thời gian u
- Xuất hiện các cơn co thắt cơ khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể.
- Cơ nhai và cơ mặt co cứng làm cho nét mặt người bệnh rất khó nhìn.
- Khi gặp ánh sáng chói hoặc có va chạm với các tác nhân khác dẫn đến co giật.
- Cơ thể bị sốt rét làm dễ ra mồ hôi và mất nước.
- Trẻ bị bệnh uốn ván cũng có thể bị sốt, đổ mồ hôi, nhức đầu, khó nuốt, cao huyết áp và nhịp tim nhanh, gấp.
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện.
Khi mắc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng thì cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, khó thở thậm chí dẫn đến suy hô hấp nặng nguy hiểm hơn là tử vong.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh uốn ván
Nếu không được điều trị sớm kịp thời thì có thể bệnh uốn ván sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:
- Gãy xương: Có những trường hợp bị uốn ván nặng dẫn đến co thắt cơ hoặc co giật gây ra gãy xương.
- Viêm phổi: Trong quá trình hô hấp nếu người bệnh hít phải dịch tiết ra của dạ dày sẽ bị nhiễm trùng và lâu dần trong một thời gian phát triển thành viêm phổi.
- Co thắt thanh quản: Các triệu chứng của uốn ván có khó thở và co thắt.
- Động kinh: Khi các vi khuẩn gây nhiễm trùng uốn ván lây lan đến não sẽ làm cho người bệnh gặp phải tình trạng động kinh, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
- Thuyên tắc phổi: Hệ hô hấp, tuần hoàn có thể bị ảnh hưởng hoặc phổi bị tắc nghẽn nếu một mạch máu trong phổi bị tắc.
- Suy thận nặng (suy thận cấp): Tình trạng co thắt cơ nghiêm trọng làm cho cơ xương bị phá hủy, từ đó protein bị rò rỉ vào nước tiểu gây suy thận nặng.
Phương thức điều trị khi nhiễm bệnh
Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ, tình trạng nhiễm bệnh của từng người mà đưa ra chỉ định điều trị cho phù hợp hơn. Mặc dù bệnh uốn ván là căn bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có thể điều trị nếu được phát hiện sớm. Do đó bản thân mỗi người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn và duy trì thời gian điều trị. Trên thực tế một số nguyên tắc thường được tiến hành trong quá trình điều trị bệnh như:
- Xây dựng không gian nghỉ ngơi yên tĩnh cho người bệnh. Không quá ồn ào và tạo ra các tác nhân gây kích thích mạnh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị để tiêu diệt các vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng xảy ra.
- Thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh như rối loạn thần kinh, cứng cơ, động kinh....
- Tiến hành đặt máy thở cho những trường hợp bị nặng để hỗ trợ điều trị. Ngoài ra sau đó thì nên tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh uốn ván để đảm bảo rằng bạn và những người thân xung quanh không bị nhiễm bệnh. Hiện tại cách tốt nhất để phòng bệnh uốn ván là tiêm phòng vắc xin. Các đối tượng dưới đây cần chú ý tiêm vắc xin phòng bệnh như:
-
Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh con hoặc đang mang thai: Do trẻ sơ sinh khi mắc uốn ván sẽ có khả năng cao bị tử vong nên việc tiêm phòng vắc xin cho phụ nữ trong độ tuổi sinh con hoặc đang mang thai là điều vô cùng quan trọng.
-
Người nông dân: Nhóm đối tượng này sẽ có các yếu tố dễ mắc bệnh vì họ thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, phân, máu của các loài động vật.... không may trong quá trình làm việc mà người nông dân bị thương thì dễ bị nhiễm bệnh.
-
Công nhân: Đây cũng là một nhóm đối tượng cần tiêm phòng vắc xin nhằm tránh xa được các tác nhân có thể gây bệnh uốn ván.
Bệnh uốn ván là một căn bệnh hiếm gặp và nguy hiểm do đó bạn không được phép chủ quan và theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ. Tuy nhiên những thông tin hữu ích ở trên được giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh Uốn ván chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế chỉ định của người có năng lực chuyên môn.