Nguyên nhân gây ra teo thực quản bẩm sinh
Teo thực quản bẩm sinh là sự gián đoạn lưu thông của thực quản và kèm theo sự bất thường trong lưu thông giữa thực quản và khí quản.
Hiện nay có những tiến bộ về phẫu thuật nối thực quản một thì và hồi sức, tuy nhiên tình trạng teo thực quan bẩm sinh vẫn là một trong những căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao do thường kèm dò khí quản - thực quản gây ra viêm phổi hít.
Nguyên nhân chính gây ra teo thực quản bẩm sinh là do hậu quả của quá trình tạo phôi bất thường giữa tuần thứ 4 và tuần thứ 6 thai kỳ. Chính điều này sẽ giải thích cho tình trạng teo thực quản dị tật bẩm sinh phối hợp khác ở cột sống, thận, tim mạch, tiêu hóa, cơ quan sinh dục. Hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến sự bất thường trong quá trình tạo phôi.
Bên cạnh đó có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh teo thực quản bẩm sinh như:
- Do các yếu tố về gia đình: Trong gia đình trẻ có người mắc tình trạng teo thực quản bẩm sinh thì sẽ có nguy cơ cao gấp 5 lần so với những đứa trẻ bình thường khác.
- Mắc các bất thường về nhiễm sắc thể: Tam bội nhiễm sắc thế số 21 của hội chứng Down, thể tam bội nhiễm sắc thế số 13 của hội chứng Patau hoặc thể tam bội nhiễm sắc thể số 18.
- Cha mẹ đã lớn tuổi: trẻ em có cha mẹ là người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh teo thực quản bẩm sinh.
- Do trong quá trình mang thai mẹ bầu đã sử dụng đến các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, bơm tinh trùng…
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh teo thực quản bẩm sinh mà chưa liệt kê đầy đủ ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng nhận biết của bệnh teo thực quản bẩm sinh
Trẻ mắc bệnh teo thực quản bẩm sinh sẽ có các dấu hiệu nhận biết như:
- Khi bú dễ bị trào ngược và tần suất bú giảm đi.
- Lúc bú hoặc ăn trẻ dễ bị ho, tím tái.
- Có dấu hiệu sùi bọt cua, dịch tiết sùi ra đường thở, có trường hợp dịch màu hồng sẽ gây ra tắc thở.
- Ống thông dạ dày không xuống được dạ dày dẫn đến bụng trướng lớn.
- Sau sinh có các triệu chứng tím tái, khó thở.
- Tình trạng viêm phổi tái phát nhiều lần do sặc hoặc dịch tiết dò vào khí phế.
- Nước bọt dư thừa ở miệng thường vải thiện tình trạng tím tài, tuy nhiên dấu hiệu này thường xuất hiện nhanh chóng.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ mắc tình trạng teo thực quản bẩm sinh sẽ có phương pháp điều trị sớm, hạn chế biến chứng bị hoại tử ruột hoặc các ảnh hưởng đến sức khỏe khác. Do đó ngay khi thấy trẻ có triệu chứng bất thường về sức khỏe thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám sớm.
Các biến chứng teo thực quản bẩm sinh
Có thể thấy rằng tỉ lệ trẻ bị teo thực quản bẩm sinh được cứu sống nhờ vào sự tiến bộ của nền y học hiện đại khá lớn chiếm khoảng 93% - 96%. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp phát hiện bệnh muộn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
- Khi teo thực quản sẽ dẫn đến thai phụ có nguy cơ đẻ non, lúc này mẹ và bé bị nhiễm trùng và các dị tật khác như viêm phổi.
- Trẻ sơ sinh bị teo thực quản bẩm sinh sẽ có nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Biến chứng rò miệng nối: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất và có thể khiến trẻ tử vong do nhiễm trùng hoặc suy hô hấp. Các biểu hiện của biến chứng này như: tràn dịch màng phổi, khó thở, nhiễm trùng toàn thân…
- Đối với trẻ nhỏ việc điều trị teo thực quản theo phương pháp phẫu thuật là điều rất khó khăn, nguy hiểm vì sức khỏe trẻ còn yếu, đặc biệt là trẻ sinh non và nhẹ cân. Qúa trình điều trị sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn khi trẻ bị viêm phổi trước khi phẫu thuật.
Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh teo thực quản
Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện như ho, sặc khi bú, suy hô hấp, viêm phổi… thì bác sĩ chuyên khoa sẻ chỉ định thực hiện các xét nghiệm như:
- Chụp X-quang phổi.
- Chụp X-quang thực quản cản quang
- Chụp túi cùng bằng cách bơm vào thuốc cản quang.
- Xét nghiệm máu.
- Siêu âm tổng quát để tìm ra sự bất thường: siêu âm tim, siêu âm bụng, siêu âm thóp
Điều trị teo thực quản bẩm sinh ở trẻ em
Đa phần những trẻ bị teo thực quản baamtr sinh sẽ sử dụng phương pháp điều trị là phẫu thuật. Thực hiện phương pháp phẫu thuật khâu hai đầu thực quản lại với nhau để giúp thông đường tiêu hóa từ miệng đến dạ dày.
Tùy thuộc vào kết quả của chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp hơn.
Trước khi phẫu thuật cần
- Phụ huynh nên giữ ấm và tránh hạ thân nhiệt.
- Nên nhịn ăn hoàn toàn hoặc hút gián đoạn túi cùng thực quản trên và miệng.
- Để đầu cao khoảng 30 – 45 độ hoặc nằm sấp, tư thế nên thay đổi để tránh xẹp phổi.
- Cho trẻ ăn qua đường truyền tĩnh mạch.
- Sử dụng kháng sinh nếu nhận thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm phổi hít hoặc nhiễm trùng.
- Thường xuyên chú ý và theo dõi đến các dấu hiệu tím tái, khó thở do thiếu oxy.#
- Mắc các rối loạn nước điện giải, toan kiềm thì cần điều chỉnh.
- Điều trị hạ đường huyết.
Quá trình phẫu thuật
Mục đích của quá trình phẫu thuật là thiết lập sự lưu thông của đường tiêu hóa. Trước tiên đường tiếp cạn có thể thực hiện bằng phương pháp mổ hở hoặc phẫu thuật nội soi. Bác sĩ chuyên khoa sẻ căn cứ vào tình trạng của người bệnh mà lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp.
Chăm sóc sau phẫu thuật
- Để hỗ trợ hô hấp nên nằm đầu cao lên.
- Cần hút đờm nhớ liên tục.
- Nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch.
- Sau khi phẫu thuật vào ngày thứ 2 và thứ 3 thì cần tiến hành chụp X-quang đến khi tình trạng về mức ổn hơn thì lên cho ăn trở lại bằng đường miệng.
- Khi trẻ xuất viện về nhà thì nên cho hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú đúng phương pháp. Theo dõi thường xuyên tình trạng trẻ và nên cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh teo thực quản bẩm sinh, từ đó tìm hiểu thêm cách cầm máu với mức độ nhẹ. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác kiến thức y khoa khác cùng chuyên mục này.