Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Khi mắc thoái hóa võng mạc nên được điều trị như thế nào?

Cập nhật: 26/11/2021 10:47 | Trần Thị Mai

Thoái hóa võng mạc là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra thoái hóa võng mạc? Các triệu chứng nhận biết bệnh? Phương pháp điều trị bệnh và chăm sóc?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh thoái hóa võng mạc.  

Khi mắc thoái hóa võng mạc nên được điều trị như thế nào?

Nguyên nhân gây ra thoái hóa võng mạc

Võng mạc là lớp màng thần kinh cực mỏng ở phía đáy mắt và có chức năng cảm nhận ánh sáng và chuyển chúng thành các tín hiệu thần kinh để truyền lên não và phân tích.

Thoái hóa võng mạc là tình trạng các tổn thương của lớp tế bào võng mạc trong mắt, trong đó thoái hóa điểm vàng là bệnh nguy hiểm nhất của thoái hóa võng mạc.

Trên thực tế hiện nay có các loại thoái hóa võng mạc như:

  • Thoái hóa võng mạc khô: Đây là thoái hóa thông thường nhất. Võng mạc có chỗ bị suy thoái và chỗ không. Võng mạc không thể mọc lại lành lại nên tổn thương sẽ vĩnh viễn.
  • Thoái hóa võng mạc ướt: Loại thoái hóa võng mạc này sẽ ít xảy ra hơn, diễn biến bệnh phát triển âm thầm. Tuy bệnh nhân không bị mù vẫn còn nhìn thấy vùng ngoại vi. Loại thoái hóa này xảy ra khi các mạch máu phát triển dưới võng mạc rò rỉ máu và chất lỏng ra phía sau võng mạc.

Đối với những trường hợp người bị cận thị thì trục nhãn cầu phát triển dài hơn mức bình thường và sẽ làm cho võng mạc bị kéo căng, trở nên mỏng và dần thoái hóa đi.

Do tuổi cao cùng với sự tác động của ô nhiễm môi trường nhiều khói bụi, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo sẽ khiến cho những carotenoid của điểm vàng dễ bị thoái hóa, tổn thương gây suy giảm chức năng của điểm vàng và gây  ra các ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của mắt.

Cũng có những loại thoái hóa võng mạc xảy ra ở những người bệnh còn trẻ tuổi và thường hiếm gặp khi nguyên nhân là do di truyền hoặc nhiễm khuẩn, viêm sưng gây ra bệnh khác như tiểu đường.

Người trẻ bị thoái hóa võng mạc thường gặp ở những người bị cận thị hoặc tiền sử trước đó bị bệnh lý ở võng mạc hoặc cũng có thể do di truyền ở bệnh nhân bị bệnh thoái hóa võng mạc sắc tố.

Một số các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa võng mạc như tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch, hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, mắc bệnh  đái tháo đường.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh thoái hóa võng mạc, nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng của bệnh thoái hóa võng mạc

Có nhiều người mắc bệnh thoái hóa võng mạc nhưng không hề có xuất hiện bất cứ triệu chứng nào hoặc đến khi đến khám rất muộn mới phát hiện ra tình trạng bệnh. Một số các dấu hiệu của bệnh thoái hóa võng mạc như:

  • Thị lực bị ảnh hưởng và mắt nhìn mờ hoặc thị lực chỉ xảy ra ở một mắt và người bệnh khó nhận thấy vì mắt lành còn lại có thể nhìn thấy rõ ràng.
  • Xuất huyết thủy tinh thể.
  • Có điểm mù trước mắt.
  • Không thể nhìn thấy bất cứ vật gì nếu ở tầm nhìn xa.
  • Nếu nhìn vào một vật gì đó hoặc khi nhìn vào mặt của người khác quá lâu thì mắt thường mờ hoặc nhòe đi.
  • Đọc sách quá lâu thì bất ngờ sẽ không thấy được chữ nữa.

Diễn biến bệnh thường biểu hiện triệu chứng khi vào giai đoạn muộn như vậy sẽ rất khó để điều trị. Do đó ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường về mắt, bạn nên đến gặp  bác sĩ chuyên khoa về mắt để được khám tư vấn và điều trị sớm.

thoai-hoa-vong-mac
Nên đi khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý về mắt

>> Xem thêm: Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược

Phương pháp điều trị thoái hóa võng mạc

Căn cứ vào các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bạn thực hiện một số phương pháp điều trị như:

Liệu pháp quang động Laser

Đây là phương pháp điều trị khá phổ biến của bệnh thoái hóa võng mạc. Bác sĩ sẽ áp dụng quang đông laser nhằm phá hủy các tân mạch võng mạc để ngăn chặn được xuất huyết dịch kính và phù hoàng điểm. Điều này giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh, đồng thời cải thiện được thị lực tốt hơn cho người bệnh. Tuy nhiên liệu pháp này cần phải thực hiện nhiều lần và có thể tái phát nếu không được d diều trị và chăm sóc tốt.

Điều trị bằng tế bào gốc đa nang

Phương pháp điều trị thoái hóa võng mạc mới và có thể lấy lại ánh sáng cho các bệnh nhận nặng, khả năng mù lòa cao.

Phương pháp sẽ lấy các tế bào gốc được nuôi cấy nhằm thay thế và sửa chữa các tế bào võng mạc bị yếu hoặc chết. Tuy nhiên đây là phương pháp vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được áp dụng rộng rãi.

Dùng thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu

Trường hợp nội mô mạch máu nếu phát triển quá mức làm rò rỉ chất dịch và hình thành các tân mạch ở võng mạc thì bác sĩ sẽ  sử dụng thuốc kháng VEGF để ngăn chặn sự phát triển quá mức trên.

Những loại thuốc kháng yếu tố tăng trưởng nội mạch máu là một loại thuốc dạng kê đơn với nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng nếu có chỉ định của bác  sĩ.

Mỗi biện pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ dựa trên tình trạng của bệnh nhân để lựa chọn các biện pháp: dán võng mạc bằng khí, dán củng mạc hoặc cắt pha lê thể.

Song song với quá trình điều trị thì người bệnh cần xây dựng chế  độ dinh dưỡng hợp lý với các nhóm thực phẩm  như: Chất đạm, cung cấp đủ lượng nước cần thiết từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, cung cấp vitamin A, vitamin C, Vitamin E…

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày thì người bệnh cần võng mạc cần kiêng cữ loại thực phẩm như thịt chế  biến sẵn, chất béo bão hòa, thực phẩm cay nóng, gia vị gây kích ứng mắt…

Nên khám mắt định kỳ để bảo vệ võng mạc từ sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Hy vọng bài viết ở trên được chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tràn khí màng phổi tự phát, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.