Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Cập nhật: 06/10/2021 04:13 | Trần Thị Mai

Khi phát hiện sớm tình trạng đái tháo đường sẽ giúp kiểm soát tốt diễn biến và hạn chế được các biến chứng có thể xảy ra. Vậy có các nào để nhận biết triệu chứng của bệnh đái tháo đường? phương pháp nào để điều trị bệnh?... Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh đái tháo đường ở bên dưới bài viết!  

Bệnh đái tháo đường gây ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Đái tháo đường là bệnh gì?

Đái tháo đường hay gọi cách khác tiểu đường, đây là bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Tùy thuộc vào mức độ, nguyên nhân và các triệu chứng khác nhau mà đái tháo đường được chia thành các dạng khác nhau.  Trên thực tế thì dạng tiểu đường thường gặp nhất là đái tháo đường type 1, 2 và tiểu đường thai kỳ. Cụ thể như:

  • Đái tháo đường type 1: Đây là dạng xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin. Trường hợp người bệnh mắc dạng đái tháo đường type có thể cần phải dùng đến insulin nhân tạo hàng ngày.
  • Tiểu đường type 2: khác với dạng đái tháo đường type 1 thì dạng này các tế bào sẽ không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây mặc dù cơ thể vẫn tiếp tục tạo ra insulin.
  • Tiểu đường thai kỳ: dạng tiểu đường này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi bước giai đoạn cơ thể có ít nhạy cảm với insulin. Mặc dù vậy không phải người phụ nữ mang thai nào cũng mắc tiểu đường và bệnh có thể hết sau khi sinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Tuyến tụy ở trong cơ thể người sẽ chịu trách nhiệm tiết ra hormone insulin để kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Do đó khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin gặp vấn đề trong chuyển hóa đường thì sẽ khiến tồn đọng lại trong máu, lúc này đường huyết tăng cao dẫn đến hình thành bệnh đái đường.

Bên cạnh đó các yếu tố bao gồm di truyền, lối sống không cân bằng, chế độ ăn hàng ngày quá nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao trong bữa ăn hàng ngày, thừa cân béo phì… sẽ làm gia tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường type 1.

Trong gia đình có cha mẹ mắc tiểu đường thì con cái trong gia đình có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra thì lối sống không lành mạnh bao gồm cả chế độ dinh dưỡng và tập luyện không duy trì ở mức tốt cũng dễ gây ra đái tháo đường.

Ngoài ra sẽ còn nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác dẫn đến bệnh đái tháo đường mà chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết bệnh đái tháo đường

Khi ở giai đoạn tiền đái tháo đường hoặc một vài trường hợp mắc đái tháo đường type 1, 2 thì dấu hiệu nhận biết không điển hình nên rất khó để nhận biết. Tuy nhiên một số các triệu chứng  điển hình để nhận biết bệnh như:

  • Tần suất đi tiểu gia tăng nhiều hơn.
  • Luôn có cảm giác thấy khát.
  • Thấy đói bụng ngay cả khi đang ăn.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Thị giác bị ảnh hưởng, mắt nhìn mờ.
  • Trọng lượng cơ thể giảm xuống, mặc dù ăn nhiều hơn bình thường.
  • Tay hoặc chân có cảm giác tê, ngứa hoặc đau.

Danh mục về triệu chứng của bệnh đái tháo đường chưa được đầy đủ nên bạn cần theo dõi sức khỏe cơ thể và nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và được điều trị nhanh chóng, kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

benh-dai-thao-duong
Nếu không phát hiện sớm bệnh đái tháo đường sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Khi mắc bệnh đái tháo đường cơ thể bạn sẽ không chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm hàng ngày bạn sử dụng hiệu quả để tạo ra năng lượng. Từ đó sẽ gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Mà khi lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh tim mạch hoặc những cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh, bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể như

Biến chứng đái tháo đường trên tim mạch

Bệnh đái đường gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu cùng với các yếu tố khác như huyết áp cao, cholesterol cao, glucose máu cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc biến chứng tim mạch. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ gây ra tử vong.

Biến chứng trên thận

Khi bệnh đái tháo đường gây ra những tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận sẽ dẫn đến hoạt động của thận kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận diễn ra khá phổ biến ở những người có tiền sử mắc đái tháo đường. Khi duy trì mức glucose máu và huyết áp ở mức bình thường thì có thể làm hạn chế nguy cơ gây mắc bệnh thận.

Biến chứng lên hệ thần kinh

Glucose máu và huyết áp cao có thể gây ra các tổn thương thần kinh khắp cơ thể. Bên cạnh đó tình trạng sức khỏe này còn có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương… khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là các chi, đặc biệt là bàn chân. Những tổn thương đó là bệnh lý thần kinh ngoại biên và dẫn đến đau, ngứa ran, mất cảm giác.

Nghiêm trọng hơn khi bị mất cảm giác mà bị chấn thương không được quan tâm, chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và cần phải cắt cụt chi.

Biến chứng đái tháo đường lên mắt

Đa phần những người mắc đái tháo đường sẽ gặp các biến chứng lên thị lực gây bệnh võng mạc, suy giảm thị lực hoặc mù lòa…

Còn đối với dạng tiểu đường thai kỳ thì phụ nữ đều sinh con khỏe mạnh, tuy nhiên biến chứng ở trẻ có thể xảy ra do bệnh tiểu đường thai kỳ như:

  • Tăng trưởng vượt mức.
  • Lượng đường trong máu thấp.
  • Có  nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2.

Bệnh đái tháo đường sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh hoặc đi khám sức khỏe ngay khi có các triệu chứng bất thường về sức khỏe từ đó sẽ được điều trị với phương pháp phù hợp.

dai-thao-duong

Tiêm Insulin là phương pháp điều trị phổ biến khi mắc bệnh đái tháo đường type 1

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường chỉ giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng vì trên thực tế bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi.

Tùy thuộc vào mức độ mắc dạng đái tháo đường mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát đường huyết, cholesterol cao, glucose máu cao.

Bên cạnh đó thì xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giữ trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, duy trì vận động… sẽ góp phần kiểm soát tốt lượng tình trạng đái tháo đường.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn sẽ cần tập trung vào chế độ ăn nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, cắt giảm chất béo bão hòa, carbohydrate tinh chế và đồ ngọt.
  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục có thể làm giảm mức đường trong máu bằng cách giúp glucose di chuyển vào các tế bào.

Phương pháp điều trị tiểu đường type 1

Sử dụng Insulin nhân tạo là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 để thay thế hormone mà cơ thể không sản xuất được.

Hiện nay có 4 loại insulin được dùng phổ biến là:

  • Insulin có tác dụng nhanh: hoạt động của thuốc sẽ bắt đầu trong vòng 15 phút và hiệu quả kéo dài từ 3 – 4 giờ.
  • Insulin có tác dụng ngắn: hoạt động của thuốc sẽ bắt đầu trong vòng 30 phút và hiệu quả kéo dài từ 6 – 8 giờ.
  • Insulin có tác dụng trung bình: hoạt động của thuốc sẽ bắt đầu trong vòng 1 - 2 giờ và hiệu quả kéo dài từ 12 – 18 giờ.
  • Insulin có tác dụng dài: hoạt động của thuốc sẽ bắt đầu sau vài giờ khi tiêm và hiệu quả kéo dài 24 giờ hoặc lâu hơn.

Phương pháp điều trị tiểu đường type 2

Các trường hợp mắc dạng tiểu đường type 2 sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn thay đổi chế độ ăn đồng thời duy trì việc tập thể dục để kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Tuy nhiên khi thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả thì cần điều trị bằng thuốc.

Một số thuốc tiểu đường có thể giúp giảm mức đường huyết như:

  • Thuốc có tác dụng giống như hormone glucagon.
  • Thiazolidinedione.
  • Nhóm thuốc Biguanide.
  • Sulfonylureas.
  • Nhóm thuốc ức chế men DPP 4.
  • Meglitinide.
  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase.
  • Chất ức chế SGLT2.

Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ

Bạn cần phải theo dõi lượng đường trong máu nhiều lần trong ngày khi mang thai. Nếu nó cao, thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm mức đường huyết.

Đái tháo đường là căn bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt hiện nay căn bệnh này còn có nguy cơ trẻ hóa. Nên người bệnh cần chú ý và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có bất cứ thắc mắc nào.