Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu nhận biết bệnh hẹp niệu quản và cách khắc phục hiệu quả

Cập nhật: 19/02/2022 07:57 | Trần Thị Mai

Bệnh hẹp niệu quản là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh như thế nào? Các triệu chứng nhận biết bệnh? Có phương pháp nào để điều trị và phòng ngừa hẹp niệu quản?... Tất cả các thông tin về bệnh sẽ được chia sẻ dưới bài viết, bạn đọc hãy cùng theo dõi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hẹp niệu quản và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây ra hẹp niệu quản

Niệu quản là bộ phận dạng ống nhỏ và có chiều dài từ 25 – 30cm, đặc điểm cấu trúc giải phẫu của niệu quản bao gồm 3 vị trí hẹp sinh lý như chỗ nối bể thân với niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu, đoạn niệu quản đổ vào bàng quang và vị trí lỗ niệu quản.

Hẹp niệu quản là tình trạng tắc nghẽn ở một hoặc cả hai ống niệu quản dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang.

Nguyên nhân chính gây ra hẹp niệu quản là do hẹp niệu quản bẩm sinh. Cụ thể như:

  • Người bệnh mắc biến chứng của sỏi niệu quản.
  • Xuất hiện khối u lành tính hoặc ác tính ở trong lòng của niệu quản.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Đã từng có sự can thiệp xâm lấn ngoại khoa ở niệu quản.
  • Mắc sỏi thận và gây ra xuất huyết phía trong niệu quản, từ đó dẫn đến hình thành các cục máu đông dẫn đến bị hẹp niệu quản.
  • Các cơ quan xung quanh niệu quản bị tình trạng viêm nhiễm.
  • Mắc táo bón nặng trong thời gian dài  là nguyên nhân phổ biến gây ra hẹp đường tiết niệu ở trẻ nhỏ.
  • Ở phụ nữ mang thai, khi thai nhi phát triển quá mức sẽ tạo ra áp lực cho niệu quản cả mẹ và bé.
  • Mắc biến chứng của bệnh nội mạc tử cung,
  • Có u lành tính hoặc ác tính xuất hiện ở các cơ quan xung quanh niệu quản như bàng quanh, tử cung hoặc buồng trứng.

Bên cạnh đó các nguyên nhân khác gây ra bệnh hẹp niệu quản như: mắc các loại bệnh lý liên quan đến đường tình dục, bị sưng hoặc viêm niệu đạo, nhiễm trùng huyết, tuyến tiền liệt mở rộng quá mức gây ra hẹp niệu quản, dùng ống thoát nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài.

Ngoài ra sẽ có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh hẹp niệu quản mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh hẹp niệu quản

Tùy thuộc vào nơi tắc nghẽn xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ mà sẽ có dấu hiệu nhận biết bệnh khác nhau. Một số các triệu chứng của bệnh hẹp niệu quản như:

  • Có triệu chứng đau mỏi lưng ở một bên hoặc cả hai bên lưng. Cơn đau có thể quặn thắt và kèm theo cơn sốt cao.
  • Lượng nước tiểu bị thay đổi là do một phần lượng nước tiểu đã bị ứ đọng trong bàng quang.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Gặp khó khăn trong việc đi tiểu, có cảm giác buồn tiểu nhưng lại không thể đi tiểu hoặc bị bí tiểu.
  • Đường tiết niệu bị nhiễm trùng nhiều lần.
  • Tăng huyết áp giảm bất thường mà không rõ nguyên nhân.
  • Luôn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Sốt cao kéo dài trong suốt một thời gian và có cảm giác ớn lạnh.
  • Thận bị tổn thương và khó có thể bị phục hồi.

Tuy nhiên ngay khi có các triệu chứng nghiêm trọng nghi ngờ mắc hẹp niệu quản thì cần phải đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác. Cụ thể như:

Các cơn đau xuất hiện và mức độ tăng cao khiến cho người bệnh không thể ngồi yên hoặc tìm tư thế thoải mái.

Cơn đau kèm theo triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.

Để được điều trị sớm thì ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị sớm.

hep-nieu-quan
Có những phương pháp nào để điều trị hẹp niệu quản?

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản

Khi có các triệu chứng lâm sàng nghi ngờ mắc bệnh hẹp niệu quản, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nhằm đánh giá tình trạng bệnh sớm. Các kỹ thuật chẩn đoán được dùng trong bệnh hẹp niệu quản như:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Máu và nước tiểu của người bệnh sẽ được dùng để phân tích các dấu hiệu nhiễm trùng, báo hiệu chức năng hoạt động của thận.
  • Siêu âm: thận và niệu quản thì sẽ cần được siêu âm ở khu vực phía sau lưng
  • Chụp X-quang: Chụp ở bàng quang niệu đạo để kiểm tra lưu lượng nước tiểu bằng cách chèn một ống nhỏ qua niệu đạo, tiêm thuốc nhuộm vào bàng quang và chụp Xquang thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo trong khi đi tiểu.
  • Nội soi: sử dụng ống nhỏ có gắn camera ở đầu và ánh sáng đưa vào niệu đạo thông qua một vét mổ nhỏ. Từ đó bác sĩ sẽ thấy được bên trong niệu đạo và bàng quang.
  • Chụp cộng hưởng từ: sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và mô tạo nên hệ thống tiết niệu.

Phương pháp điều trị bệnh hẹp niệu quản

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số các điều trị bệnh như:

Tiến hành dẫn lưu nước tiểu

Đây là phưng pháp được sử dụng khá phổ biến để chữa bệnh hẹp niệu quản nhằm loại bỏ lượng nước tiểu dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Tuy nhiên dẫn lưu nước tiểu chỉ mang tính chất tạm thời để giải quyết tắc nghẽn.

Cách dẫn lưu nước tiểu được tiến hành cụ thể như:

  • Đầu tiên đặt stent trong niệu quản bằng cách chèn vào một đường ống rỗng để mở rộng niệu quản hơn.
  • Tiếp đến thiết lập đường dẫn lưu nước tiểu qua da, từ đó giải quyết nhanh chóng tình trạng nước tiểu bị tồn đọng trong bàng quang -–niệu đạo để không gây ra tắc nghẽn niệu đạo.
  • Ống thông sẽ được dẫn trực tiếp đến bàng quang cùng với túi dẫn bên ngoài cơ thể. Ống thông này sẽ dùng để dẫn nước tiểu ra ngoài.
  • Phương pháp này sẽ được thực hiện tùy thuộc vào diễn biến, tình trạn sức khỏe của người bệnh.

Phẫu thuật

Nhằm giải quyết tình trạng hẹp niệu đạo thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi.

Hai cách phẫu thuật sẽ khác nhau về thời gian hồi phục, kích thước vết mổ. Trong đó thì phương pháp mổ nội soi sẽ rút ngắn thời gian hồi phục và kích thước vết mổ nhỏ hơn nếu mổ hở.

Trong quá trình điều trị người bệnh cần chú ý thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết mổ. Đồng thời nên thực hiện uống và điều trị bằng thuốc theo đúng liều lượng.

Biện pháp điều trị bệnh hẹp niệu quản

Một số biện pháp phòng ngừa mà bạn nên áp dụng hàng ngày để không mắc bệnh hẹp niệu quản:

  • Duy trì uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ ngày để tránh bị sỏi tiết niệu.
  • Đối với phụ nữ mang thai thì nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng chèn ép niệu quản ngay từ khi mới gặp phải.
  • Sau khi phẫu thuật bệnh hẹp niệu quản có thể tái phát lại nếu không được chăm sóc đúng cách.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hẹp niệu quản. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của bác sĩ.