Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các triệu chứng nhận biết sớm tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Cập nhật: 17/03/2022 11:52 | Trần Thị Mai

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh xảy ra ở nữ giới và sẽ gây ra ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt nếu không được điều trị nhanh chóng, kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn các thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu như: nguyên nhân gây ra bệnh, các triệu chứng nhận biết, phương pháp điều trị hiệu quả…  

Các triệu chứng nhận biết sớm tình trạng viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu là tình trạng xảy ra viêm nhiễm ở được tiết niệu do vi khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hoặc thận sẽ sinh sôi và phát triển ở các cơ quan này, chúng có thể gây nhiễm khuẩn nước tiểu và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan của hệ tiết niệu.

Trong hệ tiết niệu bất cứ bộ phận nào cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Căn bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng đến người bệnh hoặc ảnh  hưởng đến khả năng sinh sản.

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Bệnh viêm đường tiết niệu phần lớn là do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây ra. Các vi khuẩn sẽ xâm nhập theo đường viêm ngược dòng từ cơ quan sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Một số những loại vi khuẩn chính gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như: E.Coli, Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, lậu cầu,... Bên cạnh đó nước tiểu trở thành môi trường thuận lợi để cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển, khi những số lượng vi khuẩn trong nước tiểu đạt số lượng cao sẽ gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Việc quan hệ tình dục với những người bị viêm đường tiết niệu cũng sẽ gây ra bệnh.

Ngoài những nguyên nhân ở trên còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, cụ thể như:

  • Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh sẽ có tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao do suy giảm nội tiết tố nữ, thay đổi độ Ph nước tiểu, niệu đạo và đáy bàng quang mỏng hơn nên rất dễ mắc bệnh.
  • Những người phụ nữ đã từng bị viêm bàng quang tái phát nhiều làn trên 3 lần/ năm, hẹp lỗ tiểu, vệ  sinh không đúng cách sau khi giao hợp hoặc khi có kinh nguyệt, táo bón thường xuyên…

Ngoài ra còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để giải đáp chi tiết hơn.

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu

Một người bị viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu thường có những biểu hiện như sau:

  • Tiểu rắt: Người bệnh thường có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng lượng nước tiểu ít. Tình trạng tiểu rắt có thể xuất hiện vào lần/ giờ hoặc ngay khi rời khỏi nhà vệ sinh đã muốn quay trở lại.
  • Tiểu buốt: khi đi tiểu có cảm giác đau buốt như kim châm, người bệnh càng cố gắng đẩy nước tiểu ra ngoài thì càng buốt hơn.
  • Màu nước tiểu: có sự thay đổi bất thường, nước tiểu xả ra màu đục, đen hoặc hồng.
  • Đau bụng dưới: nhận thấy triệu chứng đau bụng dưới, do vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh lan tỏa xuống dưới dạ con dẫn đến tình trạng nóng rát, đau vùng bụng dưới âm ỉ.
  • Có những trường hợp thấy đau ở vùng thắt lưng do nhiễm trùng đường tiết niệu ở niệu quản, thận.
  • Trường hợp nặng hơn cơ thể người bệnh sẽ bị sốt, ớn lạnh, kèm theo buồn nôn hoặc nôn ói.

Theo giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ mỗi người bệnh sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, vì còn tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe của từng bộ phận bị nhiễm trùng khác nhau, cụ thể như:

Bàng quang

Xảy ra tình trạng co thắt, chuột rút ở bụng và lưng dưới gây ra đau và khó chịu.

Đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt hoặc nghiêm trọng hơn là đi tiểu ra máu.

Niệu đạo

Xuất hiện dịch tiết ra kèm với triệu chứng nóng rát khi đi tiểu.

Thận

Đau ở bên hông và sau đó lan rộng sang lưng trên.

Người bệnh bị suy nhược, sốt cao, ớn lạnh, run rẩy, mệt mỏi.

Người đặt ống thông

Thường những người đang đặt ống thông điều trị cho bệnh lý khác thì sẽ có triệu chứng tăng thân nhiệt nên rất dễ bị nhầm lẫn.

Ngay khi có các triệu chứng bất thường của cơ thể thì nên đến những cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

viem-duong-tiet-nieu
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý hay gặp ở nữ giới

Các phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu

Với bệnh viêm đường tiết niệu nếu phát hiện sớm có thể khỏi sau 2 – 3 ngày điều trị. Còn những trường hợp diễn biến nặng hơn như người ghép tạng, người có tiền sử bệnh ảnh hưởng đến hệ tiết niệu… thì thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài từ 7 – 14 ngày.

Căn cứ vào tình trạng bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số các phương pháp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu như:

Dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh do vi khuẩn gây ra sẽ cần dùng kháng sinh để điều trị hiệu quả bệnh.

Khi nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu dưới thì sẽ dùng thuốc kháng sinh dạng uống. Trong trường hợp thận và niệu đạo là khu vực chịu ảnh hưởng sẽ cần dùng kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.

Trong các trường hợp viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân có dị dạng đường niệu hay có đặt ống tiểu, cần phải nuôi cấy vi khuẩn để tìm đúng kháng sinh nhạy cảm với chủng vi khuẩn đó.

Phẫu thuật

Nếu bệnh viêm đường tiết niệu dùng thuốc không có triệu chứng thuyên giảm hoặc có triệu chứng tại thận, thận mủ, thận áp xe thì cần được phẫu thuật. Nếu không được phẫu thuật chỉnh sửa hoàn thiện, người bệnh sẽ dễ bị viêm đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần và hạn chế biến chứng nặng nề xảy ra.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, chẳng hạn như:

  • Hàng ngày uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên và tuyệt đối không được nhìn tiểu.
  • Ưu tiên chọn đồ lót làm bằng vải cotton thoáng mát
  • Hạn chế việc sử dụng bia, rượu, tránh uống đồ có chứa nhiều caffeine... vì có thể gây kích thích bàng quang.
  • Sử dụng khăn sạch lau từ trước ra sau khi đi tiểu để giảm thiểu virus lây nhiễm ngược.
  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Không nên tắm bằng bồn mà nên tắm vòi hoa sen.
  • Tránh dùng nước hoa lên bộ phận sinh dục.

Hy vọng những thông tin về bệnh viêm đường tiết niệu ở trên đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.