Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ

Cập nhật: 28/02/2022 06:19 | Trần Thị Mai

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý xảy ra ở những phụ nữ mang thai không gây lây lan nhưng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nhiều thông tin của bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn đọc hãy cùng theo dõi để có thêm kiến thức về bệnh.  

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phụ nữ mang thai trước đó không có tiền sử mắc bệnh từ trước. Tương tự như các tiểu đường khác thì khi mang thai cũng là tình trạng cơ thể không sử dụng được glucose làm tích lũy trong máu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, bao gồm:

Trong suốt thời kỳ mang thai, nhau thai sẽ tạo ra những hormone làm tích tụ glucose trong máu. Khi tuyến tụy có thể tiết ra đủ insulin để xử lý lượng glucose, trong trường hợp cơ thể không tạo ra đủ insulin hoặc việc sử dụng insulin làm lượng đường trong máu và sẽ tăng lên và gây ra tiểu đường thai kỳ.

Bên cạnh đó sẽ có rất nhiều các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ như:

  • Phụ nữ thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Những người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha Châu Á, đảo Thái Bình Dương… có nguy cơ mắc tiểu đường cao  hơn những vùng và lãnh thổ khác.
  • Lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
  • Ở những đợt mang thai trước đã từng bị tiểu đường.
  • Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Người bị tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch hoặc tăng cholesterol.
  • Phụ nữ đã từng bị sẩy thai, thai lưu ở những lần mang thai trước.
  • Phụ nữ sinh con có cân nặng trên 4,5kg.
  • Sinh con có một dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra sẽ còn có rất nhiều các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Đa phần phụ nữ khi mắc tiểu đường thai kỳ sẽ rất khó để phát hiện do không có triệu chứng mà thường đến khi đi khám định kỳ mới phát hiện ra được. Một số những triệu chứng để nhận biết tình trạng tiểu đường như:

  • Khát nước nhiều, luôn có cảm giác muốn uống nước mặc dù không ăn mặn, không tập thể dục hoặc các hoạt động thể chất nào.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ khó tập trung trong học tập và làm việc.
  • Có cảm giác khô miệng đi kèm với cảm giác khát.
  • Thị lực bị suy giảm, nhìn mọi vật xung quanh bị mờ hơn.
  • Các triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, nôn mửa, đau đầu.

Nhìn chung các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ khá giống với nhiều bệnh lý khác nên sản phụ dễ bị nhầm lẫn và chủ quan. 

Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm tình trạng tiểu đường thai kỳ mà điều trị sớm hạn chế các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Biến chứng nguy hiểm mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu khi mắc bệnh không điều trị kịp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

  • Thai nhi tăng trưởng quá mức, phát triển nhanh khiến cho cân nặng lúc sinh to do lượng đường trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên khi thai phát triển lớn quá sẽ dễ gặp phải các chấn thương khi sinh hoặc cần can thiệp sinh mổ.
  • Gây ra sinh non: Khi lượng đường trong máu tăng sẽ làm cho quá trình chuyển dạ sớm, sinh con trước ngày dự kiến sinh. Có trường hợp thai phụ cần phải sinh sớm vì kích thước thai nhi lớn hơn dự kiến.
  • Gây ra tình trạng khó thở, suy hô hấp ở những trẻ sinh non do bị tiểu đường thai kỳ.
  • Em bé ngay khi sinh ra từ những sản phụ bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ dễ mắc tình trạng lượng đường trong máu thấp. 
  • Trẻ bị tử vong ngay sau khi sinh.
  • Trẻ mắc tình trạng đa hồng cầu hoặc vàng da sơ sinh.
  • Có nguy cơ trẻ mắc bệnh béo phì hoặc khi trưởng thành dễ bị mắc tiểu đường type 2.
  • Gây ra thai chết lưu do không được kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường thai kỳ sẽ dẫn đến thai nhi bị tử vong trước hoặc sau khi sinh ra.
  • Với các thai phụ khi mắc tiểu đường thai kỳ có thể gặp phải các biến chứng về sức khỏe như gây ra tăng huyết áp khi mang thai hoặc tiền sản giật, làm gia tăng nguy cơ sinh mổ, sảy thai tự nhiên, dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu…

Để giảm thiểu các biến chứng tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế trong suốt quá trình mang thai.

tieu-duong-thai-ky
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng tiểu đường thai kỳ

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Nhằm kiểm soát được lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe thai nhi, mẹ bầu thì cần thực hiện xây dựng lối sống lành mạnh như:

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh: Lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, rau củ…

Duy trì việc tập thể dục thường xuyên cùng với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ để cơ thể sản xuất và sử dụng insulin được hiệu quả hơn. Trường hợp chưa xác định được bài tập phù hợp với bản thân thì hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết.

Kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu: Có thể tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu trước hoặc sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ, như vậy sẽ có kết quả chính xác.

Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa theo đúng đơn được kê để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức tốt nhất và có thể bảo vệ tốt sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó thì tiêm insulin cũng là biện pháp được xem xét chỉ định dùng theo thể trạng sức khỏe.

Sau khi sinh xong hầu hết lượng đường trong máu của sản phụ sẽ được giảm xuống và lúc này lượng hormone sẽ trở lại mức bình thường. Sau đó bạn cần kiểm tra đường huyết sau khoảng 4 - 12 tuần và định kỳ hàng năm, đồng thời duy trì chế độ ăn uống, tập thể dục hợp lý để giảm thiểu nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Hy vọng qua bài viết  trên bạn đọc đã có thêm thông tin về bệnh tiểu đường thai kỳ từ đó các mẹ bầu đã có thêm cho mình những kiến thức chính xác cũng như cách điều trị bệnh. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.