Các nguyên nhân gây ra suy buồng trứng
Buồng trứng là cơ quan trong người phụ nữ thực hiện nhiệm vụ thụ tinh và sinh sản. Đồng thời thì buồng trứng cũng chuyên trách sản xuất các hormone sinh sản của nữ estrogen và progesterone.
Suy buồng trứng là tình trạng buồng trứng bị suy giảm chức năng bình thường trước 40 tuổi. Khi buồng trứng bị suy yếu sẽ không thể sản xuất đủ lượng hormone estrogen hoặc rụng trứng để duy trì họa động sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra khi mắc tình trạng suy buồng trứng thì các chức năng sinh đục khác của nữ giới cũng sẽ bị ảnh hưởng do hormone kích thích ham muốn không được sản sinh và làm mất đi các nội tiết tố dẫn đến rối loạn và mất cân bằng cơ thể.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy buồng trứng và liên quan đến các bệnh về nhiễm sắc thể, di truyền hoặc các bệnh lý tự miễn. Trong đó có những nguyên nhân dẫn đến suy giảm hormone estrogen như:
- Phụ nữ đã bị rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài làm cho lượng kinh nguyệt không ổn định.
- Việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, café, cocain, thuốc lá… thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến việc sản sinh hormone.
- Bộ phận sinh sục từ các loại vi khuẩn, nấm, virus gây viêm nhiễm.
- Do cắt bỏ một bên của buồng trứng hoặc vòi trứng.
- Nạo phá thai bừa bãi gây tác động đến buồng trứng, nội tiết tố bị rối loạn.
- Suy buồng trứng tự phát: do tắt kinh đột ngột cũng là một nguyên nhân quan trọng của bệnh suy buồng trứng và thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
- Giảm cân quá mức: trọng lượng cơ thể bị giảm quá mức làm cho lượng chất béo bên trong cơ thể bị giảm nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể dẫn đến kinh nguyệt tắt và xuy buồng trứng.
- Vì phải chịu áp lực căng thẳng quá mức trong thời gian dài làm rối loạn chức năng thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến việc điều tiết nội tiết trong cơ thể làm suy giảm chức năng buồng trứng sớm.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh suy buồng trứng như:
- Độ tuổi: Thường những phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh từ 35 – 40 tuổi.
- Tiền sử gia đình: Người thân trong gia đình đã từng có người mắc bệnh suy buồng trứng.
Ngoài ra còn những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra suy buồng trứng nhưng chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng suy buồng trứng
Các triệu chứng phổ biến để nhận biết suy buồng trứng bao gồm:
- Bị rối loạn kinh nguyệt trong thời gian dài làm cho lượng kinh nguyệt không ổn định, màu sắc và trạng thái kinh nguyệt cũng có sự thay đổi.
- Có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn và thường mất ngủ đêm.
- Khả năng ham muốn tình dục bị suy giảm.
- Da dẻ bị nhăn nheo, ngực chảy xệ.
- Trí nhớ bị suy giảm.
- Đau rát khi quan hệ tình dục do âm đạo bị khô.
- Khó tập trung làm việc và học tập.
Có những triệu chứng của bệnh suy buồng trứng chưa được liệt kê ở trên, người bệnh nên chú ý tình trạng sức khỏe và đến các cơ sở chuyên khoa thăm khám để được điều trị kịp thời.
Các nguy hiểm có thể gặp phải khi mắc bệnh suy buồng trứng
Trường hợp người bệnh mắc tình trạng suy buồng trứng mà không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gặp phải các nguy hiểm như:
- Mắc các triệu chứng thiếu hụt estrogen với các dấu hiệu như nóng mặt, khô âm đạo, ra nhiều mồ hôi vào buổi đêm, cơ thể mệt mỏi, thay đổi tâm lý.
- Loãng xương ở người trẻ do người bệnh mắc các rối loạn chức năng buồng trứng trước khi họ đạt đỉnh khối xương ở những người trưởng thành. Người có nguy cơ mắc buồng trứng sớm sẽ dễ mắc tình trạng loãng xương.
- Chức năng nội mô bị suy giảm làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và dễ bị tử vong.
- Khả năng ham muốn tình dục bị suy giảm.
- Trí nhớ bị suy giảm: Phụ nữ dưới 43 tuổi hoặc đã cắt cả 2 buồng trứng và không được điều trị thay thế estrogen làm gia tăng nguy cơ mất trí nhớ và khả năng nhận thức suy giảm.
Thực tế thì có khoảng 5 – 10% số phụ nữ được chẩn đoán suy buồng trứng vẫn có thể thụ thai một cách tự nhiên và có tới 50% phụ nữ bị suy buồng trứng thì buồng trứng vẫn hoạt động, tuy nhiên không liên tục. Do đó cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh suy buồng trứng
Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán, xét nghiệm như: xét nghiệm FSH, kiểm tra nồng độ estrogen, xét nghiệm prolactin, xét nghiệm nhiễm sắc thể… nhằm phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với mức độ bệnh. Cụ thể các phương pháp điều trị phổ biến như:
- Liệu pháp estrogen.
- Bổ sung Vitamin D.
Bên cạnh các phương pháp điều trị thì người bệnh cần chú ý áp dụng các biện pháp dưới đây để kiểm soát tốt hơn, cụ thể như:
- Tìm giải pháp thay thế cho việc sinh con: Bạn có thể tham khảo phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm bằng trứng của người cho hoặc người nhận nuôi con.
- Thực hiện các biện pháp tránh thai tốt: Có những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm do thụ thai tự nhiên. Trường hợp bạn không muốn có con thì nên xem xét việc sử dụng các biện pháp ngừa thai.
- Giữ cho xương khỏe mạnh: Phụ nữ không sản xuất đủ lượng hormoone estrogen sẽ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
- Bổ sung các loại thực phẩm như đậu nành, mè, đu đủ, trái anh đào… có chứa hormone sinh dục nữ như isoflavone, estrogen.
- Không nên để bản thân quá căng thẳng, áp lực… nên dành thời gian cho việc thư giãn, nghỉ ngơi để tinh thần được thoải mái.
- Cải thiện đời sống tình dục bằng một số các phương pháp hỗ trợ, kích thích khi quan hệ như bôi trơn hoặc thay đổi các tư thế khác nhau.
- Triệu chứng suy buồng trứng sẽ khiến cho phụ nữ lo lắng và ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng và sức khỏe sinh sản. Cho nên phụ nữ cần phát hiện sớm để điều trị và lưu ý một số biện pháp để cải thiện chức năng buồng trứng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh suy buồng trứng. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc hãy thường xuyên theo dõi các bài viết khác kiến thức y khoa khác cùng chuyên mục này.