Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những phương pháp điều trị bệnh lao cơ xương

Cập nhật: 30/09/2021 06:18 | Trần Thị Mai

Lao cơ xương là  một trong số những bệnh lao phổ biến và rất dễ gặp phải, căn bệnh này đứng thứ 3 chỉ sau lao màng phổi và lao hạch về mức độ thường gặp tại các bệnh nhân lao. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh.  

Những phương pháp điều trị bệnh lao cơ xương

Tìm hiểu về bệnh lao cơ xương

Bệnh lao cơ xương hay còn gọi lao xương là do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis làm nhiễm khuẩn hệ thống xương khớp. Khi vi khuẩn lao có thể di chuyển theo đường máu hoặc đường bạch huyết để từ đó đến xương. Có nơi trú ngụ phù hợp, lúc đó vi khuẩn lao sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng hình thành, tạo lên những vùng hoại tử.

Người bệnh sẽ không thể mắc bệnh ngay từ đầu mà sẽ phát bệnh lao phổi trước đó do các khuẩn lao có thể di chuyển theo nhiều con đường khác nhau.

Lao cơ xương sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp hông hoặc khớp gối và thường gặp ở các xương xốp như thân đốt sống, xương tụ cốt bàn chân, bàn tay. Bên cạnh đó thì các xương cùng và xương khớp cùng chậu, xương sườn, xương dài, xương ức, túi hoạt dịch, cương nhỏ bàn tay, bàn chân hoặc bất cứ phần xương nào của cơ thể cũng có nguy cơ bị nhiễm lao.

Lao cơ xương thường xuất hiện sau lao sơ nhiễm 2 đến 3 năm, hoặc thấy trước lao các nội tạng và thấy sau lao các màng.

Con đường lây nhiễm bệnh lao cơ xương

  • Căn bệnh này lây lan bằng cách xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua giọt bắn như nước bọt. Hoặc vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa như sữa bò tươi. Nói chung bệnh lao cơ xương khớp rất dễ bị lây truyền.
  • Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh lao cơ xương, lứa tuổi có khả năng tử vong cao nhất khi mắc bệnh là từ 16 – 45 tuổi.
  • Đối với trẻ  nhỏ chưa được tiêm phòng bằng vắc xin BCG thì cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lao xương khớp.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với nguồn lây chính, nguy hiểm đã và đang điều trị lao sơ nhiễm, lao phổi hoặc một bệnh lao ngoài phổi khác.
  • Mắc bệnh lý như loét dạ dày – tá tràng, tiểu đường, cắt 2/3 dạ dày, hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng như bị nhiễm HIV/AIDS, suy kiệt nặng, suy dinh dưỡng.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh lao cơ xương mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết bệnh lao cơ xương

Ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ nhận thất các triệu chứng như sốt nhẹ vào buổi chiều, kèm theo đó là tình trạng vã mồ hôi trộm, da xanh xao, ăn uống không ngon miệng, trọng lượng cơ thể gầy đi nhanh chóng... Tuy nhiên các biểu hiện này dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác làm cho khó khăn khi chẩn đoán bệnh.

Đau âm ỉ sẽ là triệu chứng điển hình của bệnh lao cơ xương, mức độ đau về đêm tại một vị trí xương nào đó.

Ở vị trí xương bị bệnh sẽ có dấu hiệu sưng, cứng, ấn vào thấy đau, tuy nhiên không có biểu hiện bị viêm như các bệnh liên quan đến xương khớp khác.

Người bệnh có biểu hiện bị rỉ mủ ra bên ngoài hoặc tạo thành ổ áp xe lạnh. Trong khu vực ổ áp xe có trường hợp chứa cả mảnh xương chết.

Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Một số các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như:

  • Các dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng nhẹ như: liệt tay chân, việc vận động trở nên nặng nề, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây ra hoại tử xương.
  • Xương bị biến chứng như các đốt xương sống bị xẹp hoặc nhọn và gây ra ảnh hưởng đến dây thần kinh cột sống.
  • Màng não cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng.
  • Áp xe lạnh làm chèn tủy sống và có thể gây liệt cơ tròn.

Bệnh không quá khó chữa nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó ngay khi có các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng cách.

benh-lao-co-xuong
Tuân thủ các biện pháp bảo vệ y tế, khi bắt buộc phải tiếp xúc với người bị bệnh lao

Những phương pháp điều trị bệnh lao cơ xương

Để xác định được mức độ mắc bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp thì đầu tiên bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như: Chụp X-quang, chụp CT và MRI, sinh thiết…

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán mà từ đó đưa ra phương pháp điều trị nhằm giúp người bệnh đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Mục tiêu khi điều trị bệnh lao cơ xương là tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời phục hồi được chức năng bình thường của xương khớp.

Sử dụng thuốc trong điều trị sẽ là phương pháp được ưu tiên đầu tiên. Một số loại thuốc bác sĩ chỉ định dùng trong thời gian vài tháng kết hợp với nhau như: rifampicin, isoniazid, ethambutol và pyrazinamide. Vài tháng sau khi các triệu chứng đã được cải thiện thì liều dùng thuốc được giảm dần. Tuy nhiên có những trường hợp dùng thuốc điều trị bệnh từ 6 – 9 tháng hoặc lâu hơn là đến 18 tháng.

Nếu người bệnh mắc bệnh với mức độ nghiêm trọng thì sẽ được chỉ định làm phẫu thuật cột sống như phẫu thuật cắt đốt sống. Song song với việc điều trị người bệnh nên kết hợp với việc dùng thuốc.

Dù là điều trị theo phương pháp nào t hì người bệnh cũng cần chú ý đến việc xây dựng lối sống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, ngủ để đạt hiệu quả cao nhất trong chữa bệnh lao xương.

Nên để các khớp xương có thời gian để nghỉ ngơi trong khoảng 4 – 5 tuần với việc nằm trên giường cứng, sau đó thực hiện vận động khớp để giảm thiểu việc cứng khớp. Tuyệt đối không nên để người bệnh nằm trên đệm mềm, cũng không cần bó bột bất động tuyệt đối như cách điều trị trước đây.

Trong suốt quá trình điều trị bệnh nhân sẽ được giám sát kỹ càng về y tế để đảm bảo tuân thủ bảo vệ y tế cộng đồng, tránh lây lan bệnh ra ngoài cộng đồng. 

Cách để phòng ngừa bệnh lao cơ xương

Điều quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh lao cơ xương là tiêm vaccine BCG để làm cho trực khuẩn mất đi khả năng gây bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch. Đường tiêm chủng là tiêm trong da thường ở cánh tay trái và bắt buộc để lại sẹo.

Hiện tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung thì đều đang dùng loại vaccine này trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Hy vọng qua thông tin chia sẻ của các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn ở trên về bệnh lao cơ xương, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.