Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Chấn thương hàm mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cập nhật: 26/11/2020 17:15 | Trần Thị Mai

Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cùng tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về bệnh chấn thương hàm mặt ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!  

Chấn thương hàm mặt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chấn thương hàm mặt là loại chấn thương nguy hiểm gặp ở vùng mặt do một số nguyên nhân khác nhau như tai nạn, va chạm mạnh hoặc hỏa khí… Chấn thương hàm mặt thường gặp ở những phần mềm vùng hàm mặt, mức độ chấn thương thì sẽ tùy thuộc vào vị trí bị thương. Các chấn thương hàm mặt thông thường như: gãy xương gò má, gãy xương ổ răng, gãy thân răng, gãy xương hàm dưới, gãy xương hàm trên…

Tình trạng này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, mọi vùng miền khác nhau. Số lượng bệnh nhân bị chấn thương vùng hàm mặt sẽ tăng cao hơn rất nhiều vào các dịp học sinh trung học phổ thông được nghỉ lễ, tết…

Nguyên nhân gây ra chấn thương hàm mặt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chấn thương hàm mặt, cụ thể như:

  • Tai nạn giao thông: đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chấn thương hàm mặt, trong đó tai nạn do xe máy chiếm đến 45,4% và các tai nạn giao thông khác 33,2% là xe ô tô, xe đạp . Vì hiện nay các phương tiện giao thông phá triển quá nhanh đồng thời các cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển mà ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường bộ lại chưa tốt nên có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày.
  • Tai nạn lao động: trong quá trình tham gia lao động sản xuất có thể xảy ra tai nạn lao động do lao động thủ công hoặc chấp hành tốt nội quy lao động.
  • Tai nạn sinh hoạt: khi hoạt động vui chơi thường ngày chẳng may bị ngã, bỏng, đánh nhau hoặc quá trình chơi không an toàn.
  • Các tai nạn khác làm gia tăng nguy cơ mắc chấn thương hàm mặt như hỏa hoạn, chấn thương cột sống, tai nạn thể dục thể thao, thú vật cắn, dấu hiệu chấn thương sọ não… chiếm đến 11,18%

Các đối tượng dễ có nguy cơ mắc chấn thương hàm mặt như:

  • Người tham gia giao thông và không đảm bảo các phương tiện bảo vệ cơ thể, không chấp hành đúng luật an toàn giao thông.
  • Thường xuyên tham gia các môn thể thao mạo hiểm hoặc những môn mang tính đối kháng mạnh.
  • Làm việc trong các môi trường nguy hiểm như mỏ than, khai thác than đá…

Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và đối tượng khác gây ra chấn thương hàm mặt, nếu người bệnh thắc mắc có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thông tin chi tiết. 

chan-thuong-ham-mat
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng chấn thương hàm mặt?

Các triệu chứng nhận biết chấn thương hàm mặt

Chấn thương hàm mặt được chia làm 2 phần và dấu hiệu của mỗi phần sẽ khác nhau nên cần chú ý theo dõi cơ thể khi có các đặc điểm dưới đây:

Chấn thương phần mềm

- Những vết thương sây sát da: khi bị tiếp xúc quá mạnh với vật nhám làm bong lớp thượng bì. Các vết thương này sẽ làm tổn thương những mao mạch và gây ra cháy máu đồng thời đứt các đầu mút dây thần kinh cảm giác ở bề mặt da làm cho người bệnh rất đau.

- Vết thương rách da: tác động từ vật sắc nhọn gây ra rách da và có các hình thái tổn thương đơn giản đến phức tạp, nông hoặc sâu.

- Vết thương xuyên: các vật nhọn xuyên da có thể xuyên qua các tổ chức dưới da và tận cùng gây vỡ các hốc tự nhiên như xoang hàm trên, hốc mũi, khoang miệng.

- Vết thường do hỏa khí: đạn bắn vào hình thành lỗ nhỏ hoặc vết thương bị xé toác rộng.

- Vết thương bỏng: đối với các vết thương bỏng lại được  chia thành các cấp độ khác nhau như:

  • Độ 1: ban đỏ trên da.
  • Độ 2: phổng nước trên da.
  • Độ 3: phá hủy lớp da đến dưới da.
  • Độ 4: phá hủy cơ và các cơ quan sâu.

Chấn thương ở xương

- Gãy xương hàm trên

  • Ở vị trí gò má và xung quanh ở mắt, mức độ sưng sẽ tùy thuộc vào mức độ bị tổn thương. Sau đó một thời gian ngắn đã che kín mắt và không thể mở ra được.
  • Mức độ đau chủ yếu ở vị trí xương bị gãy, cảm giác đau tăng lên khi há miệng hoặc ngậm miệng. đau sẽ lan dần ra hai bên tai, hai bên thái dương.
  • Kèm theo triệu chứng chảy máu mũi: khi có các tổn thương ở xoang hàm và tổn thương xương chính mũi, sụn, những niêm mạc trong mũi. Máu có thể chảy ra mũi trước hoặc theo mũi sau chảy xuống cổ họng.
  • Thị lực bị suy giảm làm ảnh hưởng đến điểm nhìn. Vì do ổ mắt bị các tổn thương chèn ép vào phần mềm hoặc phù nề trong ổ mắt.

- Gãy xương hàm dưới

Gãy xương hàm dưới có thể kết hợp với gãy xương hàm trên, gãy xương gò má, kết hợp với đa chấn thương dẫn đến các triệu chứng cơ năng, toàn thân khác nhau.

Các triệu chứng nhận biết gãy xương hàm dưới như: đau và sưng nề nhanh vùng hàm dưới sẽ bị tổn thương và cảm giác đau nhiều hơn khi có các vận động dưới hàm.

Sẽ còn các triệu chứng khác để nhận biết chính xác bạn đang bị chấn thương hàm mặt. Do đó ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ chấn thương hàm mặt thì nên đến cơ sử y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị thích hợp.

Điều trị chấn thương hàm mặt

Theo 2 dạng chính của chấn thương hàm mặt mà sẽ có các phương pháp điều trị tương ứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ để có liệu trình điều trị phù hợp hơn.

Cụ thể các phương pháp điều trị như:

Điều trị dạng chấn thương hàm mặt mềm

- Đối với các vết thương do xây xát

  • Sẽ được làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý trước, loại bỏ dị vật trước nếu có và băng lại trong trường hợp cần thiết. Khi vết thương lớn hơn cần gây tê cạn thiệp trước khi xử lý vết thương.

- Đối với các vết thương do đụng đập

  • Thì hãy cầm máu khi thấy có máu tụ được hình thành.
  • Thường xuyên theo dõi máu tụ nếu máu không thể tự tiêu thì cần giải phẫu.

- Đối với các vết rách da hoặc đứt

  • Ban đầu cũng cần làm sạch vị trí rách bằng nước muối sinh lý, oxy già.
  • Tiếp đến loại bỏ hết dị vật.
  • Nếu rách nặng thì cần cắt bỏ cắt xén mép, bảo tồn tối đa vùng da còn cuống, chỉ cắt bỏ vùng cơ dập nát hoại tử.
  • Đã cầm máu được thì bác sĩ sẽ khâu phục hồi lại cho người bệnh.

- Đối với vết thương xuyên

  • Các vết thương nhẹ không bị chảy máu hay có dị vật thì chỉ cần điều trị bằng kháng sinh, thuốc giảm đau để giảm phù nề và thay băng, theo dõi thường xuyên.
  • Khi gặp các vết thương lớn gây ra mất máu nhiều và có chứa dị vật thì hãy làm sạch và tiến hành phẫu thuật, cầm máu và đóng vết thương cho người bệnh.

- Đối với chấn thương hàm mặt vùng tuyến nước bọt

  • Nếu bệnh nhân bị dò nước bọt ở nhu mô thì cần khâu phục hồi. Nếu dò ống tuyến thì cần nối, hoặc dẫn lưu vào trong miệng.

- Đối với các chấn thương hàm mặt do bỏng

  • Tiến hành chườm lạnh, bù nước và điện giải kèm với kháng sinh để chống shock cho người bệnh.
  • Các vết thương lớn mà khi tình hình người bệnh ổn hơn thì có thể cấy ghép da hoặc tạo hình phục hồi lấy lại thẩm mỹ.
chan-thuong-ham-mat
Đến các cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương hàm mặt

Điều trị gãy xương hàm mặt

- Sơ cứu bệnh nhân gãy xương hàm mặt

  • Bệnh nhân gãy xương hàm mặtcần được cầm máu, thông khí, chống choáng và nhiễm khuẩn ngay lập tức
  • Ngay sau khi phát hiện, bệnh nhân gãy xương hàm mặtcần được nắn chỉnh cố định tạm thời hàm bằng băng cằm đỉnh và tăng cường băng trán chẩm.

- Điều trị chuyên khoa gãy xương hàm mặt- hàm trên

  • Nắn chỉnh bằng tay hoặc dây thép kéo, máng chỉnh hình, sử dụng bộ dụng cụ ngoài (Rudko) và phẫu thuật khi vết gãy xương hàm mặtđã liền.
  • Xương được cố định bằng các dụng cụ chuyên dụng trong khoảng thời gian từ 15-30 ngày

- Điều trị chuyên khoa gãy xương hàm mặt- hàm dưới

  • Nắn chỉnh bằng tay, sử dụng bộ dụng cụ ngoài hỗ trợ hoặc phẫu thuật nếu cần
  • Cố định hai hàm, đối với bệnh nhân mất răng cần cố định bằng máng chỉnh hình
  • Trong các trường hợp gãy xương hàm mặt nặng như gãy vụn hoặc di lệch nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật kết hợp nẹp vít hoặc đóng đinh cho bệnh nhân. Thời gian cố định hàm là từ 30-45 ngày.

Hy vọng những thông tin về tình trạng chấn thương hàm mặt ở trên đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh cũng từ đó biết cách nhận biết sớm để được điều trị kịp thời tránh các biến chứng có thể xảy ra. Nếu còn thắc mắc gì hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.