Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu về giun chỉ, cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Cập nhật: 11/11/2021 03:30 | Trần Thị Mai

Bệnh giun chỉ thường sẽ rất khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh vì ở giai đoạn đầu thường sẽ không có các triệu chứng để nhận biết. Do đó người bệnh cần nắm rõ các thông tin về bệnh để kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có nhiều hiểu biết hơn về bệnh.  

Tìm hiểu về giun chỉ, cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Bệnh giun chỉ là gì?

Bệnh giun chỉ là bệnh lý ký sinh trùng gây ra bởi giun chỉ. Lúc này các con giun như sợi chỉ sống trong hệ bạch huyết của con người, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây ra các  nhiễm trùng. Loại ký sinh trùng này gây lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua vết muỗi đốt và phát triển thành giun trưởng thành trong hệ mạch bạch huyết của người.

Sau khi hút máu người bệnh, ấu trùng giun chỉ ký sinh ở bên trong muỗi mà mất khoảng từ 12 – 14 ngày để phát triển thành ấu trùng trưởng thành. Các ấu trùng giun trưởng thành tồn tại ở trong nước bọt của muỗi và sẽ xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh ngay khi muỗi hút máu.

Bệnh sẽ gây ra nhiều tổn thương và khiến cho hệ thống mô bị sưng phồng. Hiện tượng phù chân voi  chính là giai đoạn điển hình trong giai đoạn muộn của bệnh sẽ gây ra biến dạng chi thể và cơ quan sinh dục.

Khi người bệnh bị nhiễm giun chỉ sẽ được điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu đã bước vào giai đoạn muộn thì được thực hiện các biện pháp điều trị tương ứng như phẫu thuật, chăm sóc da, tập thể dục để gia tăng dẫn  lưu hạch bạch huyết trong trường hợp có phù.

Nguyên nhân gây ra bệnh giun chỉ

Bệnh giun chỉ là do giun cực nhỏ xâm nhập và gây nhiễm trùng. Thường thấy là do vết muỗi đốt sẽ gây lây truyền bệnh. Những con giun đi xuyên qua da đến các mạch bạch huyết và gây nhiễm trùng.

Giun chỉ là tình trạng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Châu Phi, Tây Thái Bình Dương và Châu Á.  Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có cách  để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh là hạn chế các yếu tố  gây bệnh.

Bên cạnh đó có các yếu tố làm gia  tăng nguy cơ mắc bệnh giun chỉ như:

  • Muỗi đốt nhiều lần trên một cơ thể.
  • Môi trường bạn sống ở các khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc những nơi thường xuyên xảy ra tình trạng mắc giun chỉ.
  • Điều kiện kinh tế xã hội còn hạn chế, trình độm dân trí chưa cao.
  • Nơi có các phong tục tập quán lạc hậu, mất vệ sinh.

Ngoài ra sẽ còn có nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh giun chỉ khác mà chưa được liệt kê  ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có nhiều thông tin giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết bệnh giun chỉ

Bệnh giun chỉ tuy không có biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm và có khi kéo dài cả đời.

Thông thường dấu hiệu của  bệnh sẽ biểu hiện qua từng thời kỳ, cụ thể như:

Trong thời kỳ ủ bệnh

Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trung bình từ 8 – 16 tháng hoặc ngắn hơn trong 4 tuần.

Cơ thể sẽ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, nổi mẩn.

Trong giai đoạn này người bệnh không có các triệu chứng rõ rệt nên sẽ có khả năng cao lây lan mầm bệnh ra những người xung  quanh.

Thời kỳ cấp tính

Sốt cao đột ngột kèm theo đau  đầu.

Các triệu chứng sẽ tái phát bệnh trong khoảng từ 3 – 7 ngày.

Sau vài ngày sốt sẽ kèm theo tình trạng viêm bạch mạch và viêm hạch bạch huyết gây ra viêm đỏ, đau dọc theo bạch mạch.

Có thể nhận thấy hạch bẹn sưng to và đau.

Trong thời kỳ mãn tính

Cơ thể người bệnh mệt mỏi, trọng lượng người bệnh giảm nhanh chóng.

Bộ phận sinh dục bị viêm, phù dẫn đến viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn… có thể dẫn đến triệu chứng bìu voi hoặc vú voi.

Phù voi chi dưới, da dày lên  như bị chàm.

Nước tiểu đục như nước vo gạo, có thể lẫn máu.

Danh mục về triệu chứng ở trên có thể chưa đầy đủ, nên người bệnh cần theo dõi cơ thể thường xuyên nếu có các triệu chứng bất thường cần đến những cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được điều trị chính xác.

Mỗi người tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh mà sẽ có triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Nên nếu có thắc mắc thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

benh-giun-chi
Muỗi đốt là nguyên nhân gây lây truyền bệnh giun chỉ

>> Xem thêm: Bệnh giun tóc là gì? Có những cách nào để điều trị giun tóc?

Các biện pháp điều trị bệnh giun chỉ

Để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, đạt hiệu quả nhất cho bản thân thì bác sĩ cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe, khả năng đáp  ứng điều trị, mức độ bệnh theo kết quả xét nghiệm chẩn đoán.

Hiện nay có một số các phương pháp dùng trong điều trị bệnh giun chỉ như:

Trong trường hợp nhiễm giun chỉ có xuất hiện ấu trùng trong máu, không nhận thấy có các triệu chứng lâm sàng thì cần dùng thuốc đặc hiệu.

- Trường hợp nhiễm giun thời kỳ cấp tính

  • Ban đầu sẽ cần thực hiện điều trị các triệu chứng hạ sốt, giảm đau, nghỉ ngơi.
  • Lưu ý không dùng thuốc điều trị đặc hiệu DEC vì có thể gây ra viên mạch, viêm hạch bạch huyết phản ứng.
  • Sử dụng kháng sinh bội nhiễm.
  • Sau thời kỳ cấp tính, sử dụng thuốc DEC theo phác đồ.

- Trường hợp nhiễm giun chỉ bị phù chân voi:

  • Cần uống thuốc diệt giun nếu khi có các ấu trùng trong máu.
  • Thực hiện phòng ngừa bội nhiễm: rửa tay sạch bằng nước sạch, thấm khô với khăn mềm 2 lần/ ngày. Tăng cường vận động, xoa bóp chân để lưu thông tuần hoàn. Khi ngủ người bệnh cần gác cao chân để tránh ứ trệ tuần hoàn.
  • Tùy vào mức độ bội nhiễm mà sẽ sử dụng liều lượng kháng sinh phù hợp.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng

  • Nếu có ấu trùng trong máu thì cần uống thuốc diệt giun.
  • Kiêng ăn mỡ và các thức ăn nhiều proteun.
  • Có thể hội chẩn điều trị ngoại khoa (đốt vi mạch bạch huyết quanh thận, cắt bỏ bó mạch bạch huyết quanh cuống thận…)

Cách ngăn ngừa tình trạng bệnh giun chỉ

Kiểm soát tốt tình trạng giun chỉ bằng cách thực hiện các biện pháp ngăn  ngừa tốt nhất các yếu tố gây ra lây nhiễm giun chỉ, cụ thể như:

  • Nên hạn chế tối đa tình trạng bị muỗi chích để ngăn ngừa tình trạng nhiễm giun chỉ. Tốt nhất nên nằm trong máy lạnh hoặc ngủ với màn để tránh muỗi.
  • Sử dụng các biện pháp tránh muỗi như dùng kem chống muỗi, mặc quần áo dài, nếu sống gần khu vực có nhiều muỗi hoặc đi du lịch đến các vùng có nhiều muỗi.
  • Dùng bình xịt diệt côn trùng hoặc bôi thuốc chống muỗi trong khoảng thời gian từ lúc chiều tà đến khi trời sáng.
  • Khi phát hiện có người nhiễm bệnh cần cách ly và điều trị kịp thời.
  • Vệ sinh môi trường sống, diệt bọ gậy, loăng quăng, không để các vùng ao tù nước đọng làm tăng sự sinh sản của muỗi.

Hy vọng thông tin được chia sẻ ở trên về bệnh giun chỉ ở trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, tuy nhiên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bạn đọc thường xuyên ghé chuyên mục này của nhà trường để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về bệnh lý khác.