Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản cấp là căn bệnh nhiễm trùng cấp tính với tình trạng viêm đường dẫn không khí tới phổi. Bệnh thường xảy ra ở các bé dưới 5 tuổi.
Có rất nhiều các tác nhân sẽ gây ra tình trạng viêm phế quản như virus, vi khuẩn xâm nhập khiến cho đường hô hấp bị sưng viêm, tăng tiết dịch nhầy gây ra tắc nghẽn… Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra viêm phế quản như:
- Trẻ mắc viêm phế quản cấp tính do virus khiến cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi và khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi thì sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
- Trẻ bị dị ứng, viêm xoang mạn tính hoặc có amidan mở rộng quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản cấp.
- Tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại khiến cho niêm mạc của phế quản bị kích thích từ đó gây ra viêm.
- Tắm nước lạnh quá lâu, đứng trước máy lạnh, ngủ trong phòng điều hòa ở nhiệt độ thấp có thể gây ra viêm phế quản cấp.
- Bên cạnh đó các yếu tố bên ngoài như môi trường ô nhiễm, khói thuốc, khói bụi, cha mẹ bị hen suyễn, cơ địa trẻ dị ứng... cũng là một trong những yếu tố gây ra viêm phế quản cấp.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tham khảo chi tiết hơn.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp
Mặc dù đây là căn bệnh thường gặp nhưng lại không có các triệu chứng điển hình, tùy thuộc vào cơ địa, mức độ mắc bệnh của từng trẻ mà sẽ xuất hiện biểu hiện khác nhau. Trẻ ho nhiều, khó thở kèm theo những cơn sốt kéo dài đến tuần thứ 2. Ho thường kèm theo đờm có màu xanh, xám, hoặc hơi vàng. Cùng khoảng thời gian đó trẻ có các dấu hiệu như đau ngực, mệt mỏi hoặc sốt nhẹ. Cụ thể tùy từng giai đoạn của bệnh có các dấu hiệu như:
- Ở giai đoạn ban đầu ủ bệnh: xuất hiện các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, sốt nhẹ, ho khan, sổ mũi, hắt hơi.
- Ở giai đoạn phát bệnh: tình trạng sốt nghiêm trọng hơn kèm theo khó thở, thở bằng miệng. Da tím tái, xanh xao, rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ.
- Giai đoạn nguy hiểm: trẻ sốt cao trên 39 độ C. Môi và da khô, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, khó thở. Ho kéo dài trong suốt thời gian dài, dễ bị nôn, tiêu chảy.
Để tránh trường hợp tình trạng bệnh viêm phế quản của trẻ nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần chú ý theo dõi cơ thể trẻ, nếu nhận thấy xuất hiện triệu chứng bất thường thì nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa nhằm điều trị đúng cách.
Viêm phế quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng bệnh viêm phế quản không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nghiêm trọng hơn và có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như:
- Gây ra bệnh viêm phổi nếu trẻ bị viêm phế quản cấp tính.
- Trở thành hen mãn tính khi không thể điều trị bệnh dứt điểm và tái lặp nhiều lần.
- Trẻ có thể bị tràn dịch phổi và gây tử vong.
- Suy hô hấp do tắc hẹp ống thở, phù nề niêm mạc phế quản.
Nhận thấy các biến chứng nguy hiểm của bệnh ở trên thì phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan khi thấy trẻ bị viêm phế quản cấp.
Hướng dẫn cách điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em hiệu quả
Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu điều trị sớm, kịp thời. Tuy nhiên việc điều trị còn phụ thuốc vào các nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn gây ra thì cần dùng đến kháng sinh để điều trị.
Hầu hết khi bị viêm phế quản sẽ diễn biến trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Nên các phụ huynh cần lưu ý chăm sóc, theo dõi triệu chứng trẻ ngay từ giai đoạn khới phát đến khi khỏi hòa toàn. Cụ thể như:
- Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ: sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ và làm sạch mũi trẻ. Thực hiện nhiều lần/ ngày để làm sạch dịch mũi ở mũi của trẻ.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ để hạn chế đang bị bệnh viêm phế quản phát triển sang viêm phổi bằng cách cho trẻ uống thêm nước ấm.
- Chườm ấm để hạ sốt, đặc biệt vào ban đêm. Sử dụng khăn vải mềm nhúng vào nước nóng, sau đó vắt sạch nước và trườm nhẹ nhàng lên người trẻ. Trong trường hợp cần thiết có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol là cần thiết, cần uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ với liều lượng phù hợp.
- Cho trẻ uống nhiều nước. Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp hạ sốt, làm giảm quá trình tắc nghẽn đường hô hấp. Đồng thời giúp tống đờm ra ngoài, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
- Sử dụng mật ong để giảm ho: đây là một cách giảm ho dân gian đơn giản và được nhiều phụ huynh lựa chọn theo học. Vì mật ong giúp làm dịu cổ họng, kháng virus, kháng khuẩn để loại bỏ được những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung vitamin như A, C, E,... nhằm giúp tăng sức đề kháng, khả năng miễn dịch cho trẻ.
- Luôn luôn giữ gìn môi trường xung quanh thật sạch sẽ, đặc biệt là khi trẻ bị viêm phế quản. Tránh bụi bẩn, virus, khói thuốc, cần có những biện pháp đeo khẩu trang và che kín khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là khi trời lạnh và có sương.
Nếu trẻ bị nặng và không có phản xạ ho, các mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sỹ để có thể điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em đúng cách và hút đờm ra ngoài.
Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.