Tinh trùng được sản xuất từ các ống sinh tin, nắm trong tinh hoàn. Thông thường sự sản xuất tinh trùng sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời của đàn ông. Sau khi được phóng thích vào bên trong âm đạo của phụ nữ, thì chỉ có một số ít tinh trùng khỏe mạnh mới sống sót được để di chuyển vào buồng tử cung và tiến hành thị tinh với noãn vì đó là môi trường axit.
Tinh trùng yếu là tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng, chất lượng kém và bị chết yểu trong quá trình đến gặp trứng để thụ tinh do vậy sẽ rất khó để thụ thai. Tinh trùng yếu biểu hiện là tinh trùng di động thấp hơn 75%, tỷ lệ chết và không di động cao hơn 25%, trong đó tinh trùng di động thấy được chiếm ít hơn 50% và di động nhanh chiếm ít hơn 25%. Mỗi lần xuất tinh lượng dịch sẽ ít hơn 2ml và số lượng tinh trùng ít hơn 40 triệu con.
Nguyên nhân gây tinh trùng yếu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tinh trùng yếu và thường liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, các vấn đề về sức khỏe. Cụ thể như:
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: việc tắm nước nóng, điện thoại để trong túi quần trong thời gian dài, mặc quần chật… do bìu nóng đến một nhiệt độ nhất định nào đó sẽ ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng.
- Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, hay thức khuya, dùng các chất kích thích gây nghiện… chính điều này sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh của tinh hoàn.
- Có chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể sẽ không thể sản sinh ra chất lượng tinh dịch cao.
- Do cơ thể mất cân bằng nội tiết tố, giảm hormone sinh dục nam giới.
- Một số các bệnh lý như đau dạ dày, đái tháo đường, tăng huyết áp… cần dùng kháng sinh trong điều trị thời gian dài.
- Quá lạm dụng tình dục để thỏa mãn cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.
- Trọng lượng cơ thể quá béo, thừa cân cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng tinh và mất đi cân bằng nội tiết tố.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra tinh trùng yếu mà chưa được liệt kê ở trên, bạn đọc thắc mắc có thể tham khảo trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Những dấu hiệu nhận biết tinh trùng yếu
Bệnh tinh trùng yếu sẽ gây ra các ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đặc biệt nghiêm trọng nếu không được chữa trị sớm dẫn đến vô sinh.
Một số các dấu hiệu nhận biết sớm tinh trùng yếu như:
- Tinh dịch có số lượng ít và loãng: nhận thấy tinh dịch không có độ dính và nhớt đặc trưng mà sẽ loãng như nước vo gạo, đây là dấu hiệu điển hình để nhận biết sự suy giảm bất thường về số lượng.
- Tinh dịch bị vón cục: tinh dịch có xuất hiện các hạt trắng nhỏ giống như hạt cơm và khi bóp ra sẽ thất mịn như bột. Khi tinh dịch bị vón cục thì sẽ dễ khiến cho tinh trùng chết và rất khó để di chuyển, thụ tinh cho trứng.
- Màu sắc thay đổi bất thường: tinh dịch có máu xanh cảnh báo người bệnh đang gặp phải vấn đề về những bệnh viêm nhiễm như viêm mào tinh, viêm niệu đạo. Hoặc trường hợp tinh dịch người bệnh ngả sang màu vàng do không xuất tinh trong thời gian dài. Tinh dịch chuyển màu nâu là trong đó có lẫn máu liên quan đến đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục.
- Tinh dịch bị đông đặc: tinh dịch khi ở nhiệt độ 37 độ C sẽ có trạng thái quánh sệt, duy nhiên sau khoảng 60 phút sẽ bị hóa lỏng. Nhận thấy tình trạng hóa lỏng không diễn ra hoặc chỉ hóa lỏng ở một phần nào thì chính là tinh dịch bị đông đặc. Đông đặc xảy ra khiến cho tinh trùng khó di chuyển đến gặp trứng và kết quả thụ thai bị ảnh hưởng.
Nếu bản thân có các triệu chứng nghi ngờ mắc tinh trùng yếu thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm, hiệu quả.
Tinh trùng yếu có thể thụ thai không?
Tinh trùng yếu là một trong những bệnh nam khoa tương đối nguy hiểm. Hàng ngày nam giới có thể sản sinh ra hàng triệu tinh trùng nhưng chất lượng và số lượng tinh trùng sẽ bị ảnh hưởng nhiều do tác động bên ngoài từ nhiệt độ, ánh sáng.
Còn đối với những người mắc tình trạng tinh trùng yếu thì lượng tinh trùng sinh ra và mất đi sau khoảng 75 ngày trưởng thành. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp tinh trùng yếu sẽ mất hoàn toàn khả năng sinh sản nhưng cơ hội thụ thai thành công sẽ ít hơn so với những người khỏe mạnh bình thường.
Người bệnh không được tự ý mua thuốc và sử dụng điều trị mà hãy đến các cơ sở y tế để chữa bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Kỹ thuật chẩn đoán tinh trùng yếu và phương pháp điều trị phù hợp
Kỹ thuật chẩn đoán tinh trùng yếu
Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để có kết quả chẩn đoán chính xác như:
- Siêu âm tinh hoàn.
- Thực hiện phân tích gen.
- Sinh thiết tinh hoàn.
- Siêu âm tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Định lượng hormone tuyến yên và hormone ở nam giới.
Phương pháp điều trị tinh trùng yếu
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với mức độ và tình trạng bệnh.
Điều trị bằng Tây Y
Đối với các trường hợp bệnh ở mức độ trung bình hoặc nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp này tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh bằng việc dùng một số nhóm thuốc như:
- Nhóm thuốc điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường sinh dục: dùng nhóm thuốc bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh… người bệnh chú ý theo chỉ định và liều lượng trong đơn thuốc của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp nguyên nhân gây ra bệnh là virus, vi khuẩn. Nhóm kháng sinh dùng phổ biến là Penicillin và kháng sinh nhóm Cephalosporin.
- Thuốc tăng cường sức khỏe sinh lý: dùng thêm một số nhóm thực phẩm chức năng nhằm tăng cường sức khỏe sinh lý như Rocket 1h, Mãnh lực Trường Xuân… Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh gây tương tác với các phương pháp điều trị khác.
Việc điều trị bằng thuốc Tây, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên dùng thuốc sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tinh trùng yếu
Khi tình trạng bệnh mới khởi phát thì có thể áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà. Những mẹo dân gian tuy chưa được nghiên cứu nhưng cũng có hiệu quả trong điều trị nếu áp dụng đúng cách và hợp cơ địa.
Một số mẹo dân gian cải thiện tinh trùng yếu như:
Sử dụng vừng đen
- Vừng đen có tính bình, vị ngọt nên giúp nâng cao chất lượng tinh trùng, cải thiện tình trạng xuất tinh ít. Trong vừng còn chứa nhiều kẽm và Vitamin D nên nam giới dùng đúng cách sẽ giúp cơ thể tăng sinh testosterone tự nhiên.
- Cách thực hiện
- Bước 1: chuẩn bị 100gr vừng đen đem rang chín sau đó tán thành bột.
- Bước 2: uống 100g sữa tươi với khoảng 2 thìa bột vừng đen để uống.
Ngoài ra có thể ăn vừng đen theo cách khác như cho vừng đen vào trộn các món salad, nộm rau quả.
Dùng trứng gà đánh mật ong
- Trứng gà kết hợp với mật ong sẽ cung cấp thêm nhiều Vitamin, protein, khoáng chất… từ đó sẽ sản xuất tinh trùng với số lượng lớn, khỏe mạnh.
- Cách thực hiện
- Bước 1: chuẩn bị trứng gà ta và 2 thìa mật ong.
- Bước 2: đánh bông trứng gà thành kem sau đó cho 2 thìa mật ong vào và khuấy đều.
- Bước 3: uống liền hỗn hợp vừa thực hiện.
Duy trì thực hiện uống trứng gà và mật ong trong khoảng 1 – 2 tháng liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Canh ngọc kê lá hẹ
- Ngọc kê là tinh hoàn gà trống có chứa rất nhiều protein, testosterone và lipit. Đây cũng là một loại dược liệu tự nhiên mà nhiều nam giới sử dụng để tăng khả năng sinh con.
- Cách tiến hành
- Bước 1: Chuẩn bị 6 – 8 quả tinh hoàn gà trống và ướp cùng gia vị.
- Bước 2: Rửa sạch và lá hẹ vừa miếng ăn.
- Bước 3: Cho ngọc kê cùng với khoảng 500ml nước và hầm đến khi chín kỹ.
- Bước 4: Thêm lá hẹ vào và nấu cho đến khi rau nhừ.
- Bước 5: Tắt bếp và múc ăn liền khi còn nóng.
Áp dụng đều đặn trong khoảng 1 tháng, tùy thuộc vào mức độ tinh trùng yếu của từng người mà thời gian sử dụng phù hợp.
Ngoài ra những loại thực phẩm như hàu, tôm biển, cua, các loại quả như đậu lăng, cà chua… cũng có tác dụng giúp sinh tinh cho nam giới.
Theo giảng viên Cao Đẳng Y Dược chia sẻ cách chữa tinh trùng yếu tại nhà tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng thường sẽ cho tác dụng tốt với những người mới bị. Nếu tiến hành chữa bệnh tinh trùng ở nhà nhiều mà không khỏi, đừng quên đi khám lại với bác sĩ chuyên khoa.
Thông qua bài viết này đã giúp chúng ta có thêm một phần nào đó kiến thức về bệnh tinh trùng yếu. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.